Phụ âm trong tiếng Việt là gì?
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, thông thường sẽ được chia ra làm 2 loại chính đó là nguyên âm và phụ âm. Trong đó:
Phụ âm được hiểu là những âm phát ra ở thanh quản của miệng hay những âm mà khi phát ra, luồng khí đi từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắt. Ví dụ như trường hợp lưỡi va chạm môi, răng, hai môi va chạm… nhau trong quá trình phát âm.
Thông thường phụ âm sẽ không phát ra tiếng mà chỉ phát ra hơi và chỉ khi kết hợp với nguyên âm mới tạo ra tiếng như chúng ta thường được nghe.
Trong bảng chữ cái sẽ có 17 phụ âm đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Các loại phụ âm trong tiếng Việt
Ngoài tìm hiểu “phụ âm trong tiếng Việt là gì”, thì còn có 2 loại khác liên quan đến phụ âm và rất quan trọng trong quá trình học viết, cùng Monkey xem qua dưới đây:
Bán phụ âm (hay còn gọi là bán nguyên âm)
Bán phụ âm là những âm mà vừa mang tính chất của phụ âm, mà vừa mang tính chất của nguyên âm. Có 4 trường hợp bán phụ âm đó là oa, oe, uy, uê thì trong đó có o và u là bán nguyên âm, và có vai trò đệm cho nguyên âm và o, u không được xem là nguyên âm.
Phụ âm ghép
Phụ âm ghép được tạo thành từ các phụ âm đơn ghép lại với nhau. Trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có 10 phụ âm ghép đó là: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.
Thành phần phụ âm trong tiếng Việt rất quan trọng, đặc biệt với những người mới học tiếng Việt thì càng phải học thành phần này. Đây là một trong ba yếu tố cấu tạo nên một từ hoàn chỉnh.
Các vị trí của phụ âm trong một từ vựng tiếng Việt
Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần quan trọng của cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Một từ vựng thông thường được hình thành từ nguyên âm, phụ âm và dấu câu (có thể có hoặc không). Với mỗi nguyên âm và phụ âm sẽ có những vị trí đứng khác nhau trong một từ vựng tiếng Việt.
-
Phụ âm thường có hai vị trí đứng chính đó là đứng đầu và cuối một từ trong tiếng Việt. Từ vị trí đứng tạo thành hai loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.
-
Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối của từ hai âm tiết hoặc đứng riêng biệt. Thế nên được chia làm hai loại nguyên âm chính là: Nguyên âm hạt nhân và Nguyên âm đóng.
Để giúp con học tốt bộ môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới trên lớp, nhất là kiến thức về phụ âm ba mẹ đừng bỏ lỡ VMonkey. Đây là ứng dụng giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc nhờ chương trình Học Vần bài bản, kho truyện, sách nói đồ sộ giúp con tăng vốn từ ngữ, rèn kỹ năng đọc – hiểu – ghi nhớ, nắm vững chuẩn chính tả.
Những chủ đề truyện, sách nói gần gũi, gắn liền với cuộc sống của trẻ như thiên nhiên, động vật, cuộc sống xung quanh bé, phương tiện giao thông, ngụ ngôn, cổ tích… không chỉ tạo sự hứng thú trong học tập mà còn giúp con phát triển kiến thức tự nhiên, văn hóa, xã hội, khám phá thế giới xung quanh. Ba mẹ có thể tải ngay ứng dụng để con trải nghiệm miễn phí TẠI ĐÂY trước khi đăng ký gói học.
Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm tiếng Việt
Nguyên âm và phụ âm đều là những thành tố đứng trong cùng một bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên, cả hai thành phần này lại không hề giống nhau mà có nhiều điểm khác biệt.
Cả nguyên âm lẫn phụ âm đều khác nhau về cả định nghĩa, cách sử dụng, phát âm,… Để quá trình học tiếng Việt trở nên hiệu quả, dưới đây Monkey sẽ giới thiệu cách phân biệt hai thành phần này dễ người học có thể dễ dàng nhận biết và tiếp thu hơn.
Định nghĩa nguyên âm phụ âm là gì?
-
Nguyên âm: Âm được phát ra nhờ sự rung lên của thanh quản, âm phát ra thành tiếng và không bị cản trở.
-
Phụ âm: Âm thanh được phát ra từ thanh quản, đó là âm thanh của lời nói và âm đó sẽ chịu sử cản trở lại của môi.
Cách sử dụng phụ âm nguyên âm là gì:
-
Nguyên âm: Với một từ thông thường, nguyên âm chỉ có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.
-
Phụ âm: Phụ âm không thể phát thành tiếng, mà chỉ khi kết hợp cùng với nguyên âm mới có thể phát ra được một từ hoàn chỉnh. Phụ âm không thế đứng một mình.
Bảng chữ cái tiếng Việt:
-
Nguyên âm: Về mặt chữ viết, trong bảng chữ cái có 12 nguyên âm đơn khác nhau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
-
Phụ âm: Trong bảng chữ cái có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm được về phụ âm trong tiếng Việt là gì cũng như phân biệt được nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái. Đây đều là hai thành phần rất quan trọng tạo nên âm thanh, chữ viết và sự hoàn thiện về ngôn ngữ của nước ta “tiếng Việt”.
Các trường hợp phát âm trong phụ âm tiếng Việt
Như đã đề cập ở trên thì một phụ âm thông thường sẽ có hai vị trí đứng chính, từ đó tạo thành hai loại phụ âm là: Phụ âm đầu và Phụ âm cuối. Mỗi loại sẽ có một đặc điểm khác nhau,còn chần chờ gì nữa mà không cùng Monkey tìm hiểu ngay dưới đây.
Phụ âm đầu
Phụ âm đầu có vị trí đứng ở đầu từ: Có thể là phụ âm đơn, ví dụ như từ: có, lo, no,… hoặc phụ âm ghép như: cho, phố, ghi,… Phụ âm thường sẽ có hai giọng chính đó là: Giọng miền Bắc (Hà Nội) và giọng miền Nam (Hồ Chí Minh).
Tại nhiều vùng ở Bắc Bộ, cặp âm mũi – phi mũi /n/ và /l/ đã được hợp nhất lại làm một vì thế chúng không phải là hai âm vị đối lập nhau như trước nữa. Một số người thiếu hiểu biết về ngôn ngữ cho rằng việc phát âm phụ âm đầu của từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng từ l thành /n/, n thành /l/ chính là “nói ngọng”, nhưng thực chất thì không phải như vậy.
Xem thêm: Mách bạn một số kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người Pháp
Trong phương ngữ Bắc Bộ, âm tắc đôi một vô thanh /p/ chỉ là phụ âm đầu của một số rất ít các từ ngữ được vay mượn từ ngôn ngữ nước khác, và chủ yếu trong đó là từ tiếng Pháp. Còn trong phương ngữ Nam Bộ, phụ âm đầu của những từ có hình thức viết chính tả bắt đầu bằng tự mẫu p là /ɓ/.
Một số điểm khác biệt giữa cách nói của Hà Nội và Hồ Chí Minh như:
Hà Nội
-
/ɹ/, /j/, và /w/ thông thường chỉ có trong các từ mượn.
-
/s, z/ là âm răng – phiến lưỡi – chân răng.
-
/l/ là âm đầu lưỡi – chân răng.
-
Không có các phụ âm quặt lưỡi mà chỉ có âm đầu lưỡi: /tʃ/, /ʃ/, /ʒ/ trong trường phổ thông.
Hồ Chí Minh
-
/s/ là âm đầu lưỡi – chân răng.
-
/l/ là âm phiến lưỡi – vòm lợi.
-
Phần lớn mọi người không phát âm tách biệt /s/ và /ʂ/, thế nên hai âm này đang mất dần sự phân biệt. Cùng như hai /c/ và /ʈ/ cũng được phát âm không tách biệt.
-
Mẫu tự v thường đọc là /j/ trong văn nói hằng ngày, nhưng một số người thường đọc là /v/ khi đọc văn bản. Ngoài ra, chúng còn được phát âm là /v/ hoặc là /ʋ/ hay /w/ trong từ mượn.
-
Một số phát âm d như là [j], và gi như là [z] trong những tình huống cần phân biệt, nhưng đa phần phát âm cả hai thành [j].
Hy vọng với một số thông tin trên, sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm phụ âm đầu giữa giọng miền Bắc và giọng miền Nam.
Phụ âm cuối
Vị trí đứng của phụ âm cuối chính là ở cuối của từ, thông thường sẽ đứng sau nguyên âm. Phụ âm cuối có một số nguyên tắc phát âm phổ biến như:
-
Khi âm tắc /p, t, k/ nằm ở cuối của một từ, chúng sẽ thường sẽ không nổ [p, t, k]
-
Khi âm vòm mềm /k, ŋ/ nằm tiếp sau các âm /u, w/, chúng sẽ được phát âm với hai môi khép hay bị âm môi hóa.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, phụ âm là một thành phần quan trọng không kém gì so với nguyên âm. Thế nên, với mỗi người khi bắt đầu học, cần nắm vững phụ âm trong tiếng Việt là gì cũng như phân biệt nó với nguyên âm để quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Monkey chúc bạn sớm trở thành một nhà ngôn ngữ tài giỏi!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.