82 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 186 187 sgk Vật Lí 12

Hướng dẫn giải Bài 36. Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân sgk Vật Lí 12. Nội dung bài GGiải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 186 187 sgk Vật Lí 12 iải bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh).

2. Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclôn. Nó được đo bằng tích của độ hụt khối với thừa số c2.

Wlk = [Zmp + (A – Z)mn – mX] = ∆mc2.

3. Mức độ bền vững của một hạt nhân tùy thuộc vào năng lượng liên kết riêng:

( frac{W_{lk}}{A})

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân càng lớn thì hạt nhân càng bền vững, và ngược lại, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân càng nhỏ thì hạt nhân càng kém bền vững.

4. Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của hạt nhân, được chia thành hai loại:

– Phản ứng hạt nhân tự phát

– Phản ứng hạt nhân kích thích.

5. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân:

– Bảo toàn điện tích.

– Bảo toàn số nuclôn (bảo toàn số khối A).

– Bảo toàn năng lượng toàn phần.

– Bảo toàn động lượng.

6. Năng lượng của một phản ứng hạt nhân:

W = (mt – ms )c2 ≠ 0; W > 0 tỏa năng lượng, W < 0 thu năng lượng

Chú ý rằng, trong công thức trên thì mt là khối lượng của các hạt nhân tham gia trước phản ứng, còn ms là khối lượng của các hạt tao thành sau phản ứng.

Xem thêm  Giải SBT Vật lí 10 trang 37 Cánh diều

CÂU HỎI (C)

Trả lời câu hỏi C1 trang 184 Vật Lý 12

Hãy giải thích rõ hơn Bảng 36.1.

Phản ứng hóa học Phản ứng hạt nhân Biến đổi các phân tử Biến đổi các hạt nhân Bảo toàn các nguyên tử Biến đổi các nguyên tố Bảo toàn khối lượng nghỉ Không bảo toàn khối lượng nghỉ

Trả lời:

So sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học.

Phản ứng hóa học:

(1Na + 2HCl to 3NaCl + {H_2})

Có sự biến đổi các phân tử như: HCl đổi thành NaCl.

Có sự bảo toàn các nguyên tử: Số các nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

Có sự bảo toàn các nguyên tử: Số các nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

Có sự bảo toàn khối lượng nghỉ: Tổng khối lượng nghỉ trước và sau phản ứng bằng nhau.

Phản ứng hạt nhân:

({}_2^4He + {}_7^{14}N + 1,1MeV to {}_1^1H + {}_8^{17}O)

Có sự biến đổi các hạt nhân như: hạt nhân sinh ra khác với hạt nhân ban đầu.

Có sự biến đổi các nguyên tố.

Không bảo toàn khối lượng nghỉ: Tổng khối lượng nghỉ của các hạt sinh ra lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt ban đầu.

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 186 187 sgk Vật Lí 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

?

1. Giải bài 1 trang 186 Vật Lý 12

Hãy chọn câu đúng.

Năng lượng liên kết riêng

A. giống nhau với mọi hạt nhân.

B. lớn nhất với các hạt nhân nhẹ.

C. lớn nhất với các hạt nhân trung bình.

D. lớn nhất với các hạt nhân nặng.

Bài giải:

Năng lượng liên kết riêng lớn nhất với các hạt nhân trung bình.

⇒ Đáp án: C.

2. Giải bài 2 trang 186 Vật Lý 12

Hãy chọn câu đúng.

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là

A. lực tĩnh điện.

B. lực hấp dẫn.

C. lực diện từ.

D. lực tương tác mạnh.

Bài giải:

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực tương tác mạnh.

⇒ Đáp án: D.

3. Giải bài 3 trang 187 Vật Lý 12

Phạm vi tác dụng của các lực tương tác mạnh trong hạt nhân là bao nhiêu?

Xem thêm  Giải Toán 6 trang 46, 47, 48, 49, 50 SGK tập 2: Hỗn số - Số thập phân - Phần trăm

A. 10-13cm. B. 10-8 cm.

C. 10-10cm. D. Vô hạn.

Bài giải:

Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân là 10-15 m = 10-13cm.

⇒ Đáp án: A.

4. Giải bài 4 trang 187 Vật Lý 12

Hạt nhân nào có năng lượng liên kết riêng lớn nhất?

A. Heli.

B. Cacbon.

C. Sắt.

D. Urani.

Bài giải:

Trong số các hạt nhân heli, cacbon, sắt, urani thì sắt có năng lượng liên kết riêng lớn nhất vì sắt là hạt nhân trung bình.

⇒ Đáp án: C.

5. Giải bài 5 trang 187 Vật Lý 12

Năng lượng liên kết của ( _{10}^{20}textrm{Ne}) là 160,64 MeV. Xác định khối lượng của nguyên tử ( _{10}^{20}textrm{Ne}).

Bài giải:

Hạt nhân ( _{10}^{20}textrm{Ne}) có 10 proton và 10 notron

Ta có:

(eqalign{ & {{rm{W}}_{lk}} = left[ {10{m_p} + left( {20 – 10} right){m_n} – {m_{hn}}} right]{c^2} cr&= 160,64MeV = {{160,64} over {931,5}}u{c^2} = 0,17245u{c^2} cr & Leftrightarrow 10.1,00728u + 10.1,00866u – {m_{hn}} cr&= 0,17245u Rightarrow {m_{hn}} = 19,98695u cr} )

Vậy khối lượng hạt nhân: mhn = 19,98695u

⇒ Muốn tìm khối lượng nguyên tử ( _{10}^{20}textrm{Ne}) ta phải cộng thêm khối lượng của 10 êlectron.

⇒ mnt = mhn + 10me = 19,99245u

6. Giải bài 6 trang 187 Vật Lý 12

Khối lượng nguyên tử của ( _{26}^{56}textrm{Fe}) 55,934939u.

Tính Wlk và ( dfrac{W_{lk}}{A}).

Bài giải:

Ta có:

Khối lượng nguyên tử Sắt: ({m_{n{t_{Fe}}}} = {m_{h{n_{Fe}}}} + Z.{m_e})

⇒ Khối lượng hạt nhân Sắt: ({m_{h{n_{Fe}}}} = {m_{n{t_{Fe}}}} – Z.{m_e} = {m_{n{t_{Fe}}}} – 26.{m_e})

Năng lượng liên kết của Sắt:

(begin{array}{l}{{rm{W}}_{lk}} = left( {Z.{m_p} + N.{m_n} – {m_{h{n_{Fe}}}}} right){c^2} = left[ {26{m_p} + left( {56 – 26} right){m_n} – left( {{m_{n{t_{Fe}}}} – 26.{m_e}} right)} right]{c^2} = left[ {26.1,00728u + 30.1,00866u – left( {55,934939u – 26.5,{{486.10}^{ – 4}}u} right)} right]{c^2} = 0,5284u{c^2} = 0,5284.931,5 = 492,21MeVend{array})

⇒ Năng lượng liên kết riêng của Sắt:

({varepsilon _{Fe}} = dfrac{{{{rm{W}}_{lk}}}}{A} = dfrac{{492,21}}{{56}} = 8,789MeV/nuclon)

7. Giải bài 7 trang 187 Vật Lý 12

Hoàn chỉnh các phản ứng sau:

( _{3}^{6}textrm{Li}) + ? → ( _{4}^{7}textrm{Be}) + ( _{0}^{1}textrm{n}).

( _{5}^{10}textrm{B}) + ? → ( _{3}^{7}textrm{Li}) + ( _{2}^{4}textrm{He})

( _{17}^{35}textrm{Cl}) + ? → ( _{16}^{32}textrm{S}) + ( _{2}^{4}textrm{He})

Bài giải:

+ (_3^6Li + _Z^A{X_1} to _4^7Be + _0^1n)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số nuclon, ta có:

(left{ begin{array}{l}3 + {Z_{{X_1}}} = 4 + 06 + {A_{{X_1}}} = 7 + 1end{array} right. Rightarrow left{ begin{array}{l}{Z_{{X_1}}} = 1{A_{{X_1}}} = 2end{array} right.)

( Rightarrow {X_1}) là (_1^2H)

Viết lại phương trình, ta được: (_3^6Li + _1^2H to _4^7Be + _0^1n)

+ (_5^{10}B + _Z^A{X_2} to _3^7Li + _2^4He)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số nuclon, ta có:

(left{ begin{array}{l}5 + {Z_{{X_2}}} = 3 + 210 + {A_{{X_2}}} = 7 + 4end{array} right. Rightarrow left{ begin{array}{l}{Z_{{X_2}}} = 0{A_{{X_2}}} = 1end{array} right.)

( Rightarrow {X_2}) là (_0^1n)

Viết lại phương trình, ta được: (_5^{10}B + _0^1n to _3^7Li + _2^4He)

+ (_{17}^{35}Cl + _Z^A{X_3} to _{16}^{32}S + _2^4He)

Xem thêm  Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số nuclon, ta có:

(left{ begin{array}{l}17 + {Z_{{X_3}}} = 16 + 235 + {A_{{X_3}}} = 32 + 4end{array} right. Rightarrow left{ begin{array}{l}{Z_{{X_3}}} = 1{A_{{X_3}}} = 1end{array} right.)

( Rightarrow {X_3}) là (_1^1H)

Viết lại phương trình, ta được: (_{17}^{35}Cl + _1^1H to _{16}^{32}S + _2^4He)

8. Giải bài 8 trang 187 Vật Lý 12

Phản ứng:

( _{3}^{6}textrm{Li}) + ( _{1}^{2}textrm{H}) → 2( left ( _{2}^{4}textrm{He} right ))

tỏa năng lượng 22,4 MeV. Tính khối lượng nguyên tử của ( _{3}^{6}textrm{Li}). ( Khối lượng nguyên tử của ( _{1}^{2}textrm{H}) và ( _{2}^{4}textrm{He}) lần lượt là 2,01400u và 4,00150u).

Bài giải:

Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân:

(begin{array}{l}{rm{W}} = left[ {{m_{trc}} – {m_{sau}}} right]{c^2} = left[ {left( {{m_{Li}} + {m_H}} right) – 2{m_{He}}} right]{c^2} = 22,4MeV = dfrac{{22,4}}{{931,5}}u{c^2} Leftrightarrow {m_{Li}} + {m_H} – 2{m_{He}} = 0,024u Rightarrow {m_{Li}} = 0,024u + 2{m_{He}} – {m_H} = 0,024u + 2.4,00150u – 2,01400u = 6,013uend{array})

Khối lượng nguyên tử của (_3^6Li) là:

(begin{array}{l}{m_{n{t_{Li}}}} = {m_{h{n_{Li}}}} + Z.{m_e} = {m_{Li}} + Z.{m_e} = 6,013u + 3.5,{486.10^{ – 4}}u = 6,0146uend{array})

9. Giải bài 9 trang 187 Vật Lý 12

Chọn câu sai.

Trong một phản ứng hạt nhân, có bảo toàn

A. năng lượng. B. động lượng.

C. động năng. D. điện tích.

Bài giải:

Trong một phản ứng hạt nhân, không có bảo toàn động năng.

⇒ Đáp án: C.

10. Giải bài 10 trang 187 Vật Lý 12

Phản ứng nào sau đây thu năng lượng?

A. ( _{1}^{1}textrm{H}) + ( _{1}^{2}textrm{H}) → ( _{2}^{3}textrm{He})

B. ( _{1}^{2}textrm{H}) + ( _{1}^{2}textrm{H}) → ( _{2}^{4}textrm{He})

C. ( _{1}^{2}textrm{H}) + ( _{1}^{3}textrm{H}) → ( _{2}^{4}textrm{He}) + ( _{0}^{1}textrm{n})

D. ( _{2}^{4}textrm{He}) + ( _{7}^{14}textrm{N}) → ( _{8}^{17}textrm{O}) + ( _{1}^{1}textrm{H})

Bài giải:

Phương trình phản ứng: ( _{2}^{4}textrm{He}) + ( _{7}^{14}textrm{N}) → ( _{8}^{17}textrm{O}) + ( _{1}^{1}textrm{H})

Ta có:

(mHe + mN) – (mO + mH) = (4,002603 + 14,003074)u – (16,999133 + 1,007825)u

= -0,001281u < 0

→ Phản ứng thu năng lượng.

⇒ Đáp án: D.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 180 sgk Vật Lí 12

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 trang 194 sgk Vật Lí 12

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 12
  • Để học tốt môn Vật Lí 12
  • Để học tốt môn Hóa Học 12
  • Để học tốt môn Sinh Học 12
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 12
  • Để học tốt môn Lịch Sử 12
  • Để học tốt môn Địa Lí 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 12
  • Để học tốt môn GDCD 12

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 186 187 sgk Vật Lí 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 12 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.