92 lượt xem

Bài 1,2,3 ,4,5,6 ,7,8,9,10 trang 15 SGK Lý 10: Chuyển động thẳng đều

Bài 2 Lý 10 – giải bài tập 1,2,3, 4,5,6, 7,8,9,10 trang 15 SGK Vật Lý 10: Chuyển động thẳng đều.

1. Chuyển-động thẳng-đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

2.Nêu những đặc điểm của chuyển-động thẳng-đều.

Qũy đạo chuyển động: là một đường thẳng.

Vận tốc chuyển động: không đổi.

Gia tốc chuyển động: bằng không.

3. Tốc độ trung bình là gì?

Vận tốc trung bình của một vật đi trên đoạn đường s trong khoảng thời gian t được xác định bằng thương số s/t. Vận tốc trung bình của một vật chuyển động cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Vtb = s/t

Đơn vị đo vận tốc là m/s hoặc km/h…

4. Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển-động thẳng-đều.

Ta có công thức s = vtb.t = vt

Phương trình chuyển/động thẳng-đều: x = x0 + vt với x0 : tọa độ ban đầu; v: vận tốc; x : tọa độ ở thời điểm t

5. Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của một chuyển-động thẳng-đều.

Vẽ hai trục vuông góc: trục hoành là trục thời gian (mỗi độ chia ứng với 1 giờ) trục tung là trục tọa độ ( mỗi độ chia ứng với 10km). ta gọi hai trục này là hệ trục 9x,t) Trên hệ trục (x,t) ta hãy chấm các điểm có x và t tương ứng trong bảng (x,t. Nối các điểm đó với nhau…vv.v. (xem chi tiết phần b trang 14sgk)

Xem thêm 

6. Trong chuyển động thẳng-đều

A. quãng đương đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.

B.tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.

C.tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

D. quãng đương đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Đáp án đúng: D

7. Chỉ ra câu sai.

Chuyển-động thẳng đều có những đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là một đường thẳng;

B.Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì;

C.tốc độ trung bình trên mỗi quãng đường là như nhau;

D.Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

Đáp án đúng D (Lúc xuất phát vận tốc tăng, đến lúc dừng lại vận tốc giảm).

8. Đồ thị tọa độ – thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở Hình 2.5. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển-động-thẳng-đều?

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B.Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C.Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D.Không có lúc nào xe chuyển-động-thẳng-đều.

Đáp án đúng: D

9. Trên một đường thẳng, tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, có hai ô tô xuất phát cùng lúc và chuyển động cùng chiều. Ô tô xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h và ô tô xuất phát từ B có tốc độ 40 km/h.

a) Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.

Xem thêm  Lời giải hay10 - Cung cấp những giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn

b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục (x, t).

c) Dựa vào đồ thị tọa độ – thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B.

Đáp án:

a) Chọn gốc tọa độ ở A (O ≡ A); gốc thời gian là lúc xuất phát, chiều dương hướng từ A → B, trục Ox trùng với AB. Ta có phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm: x = x0 + vt Đối với xe A: x­­A = 60t (km/h) (1) Đối với xe B: xB = 40t + 10 (km/h) (2)

b) Đồ thị

c) Khi xe A đuổi kịp xe B ta có: xA + xB => 60t = 40t + 10 => t = 0,5 h = 30 phút Thay vào (1) => : xA = xB = x = 60 x 0,5 = 30 km Vậy điểm đó cách A là 30km.

Bài 10 trang 15 : Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động về phía P vói tốc độ 40 km/h. Con đường H – P coi như thẳng và dài 100 km.

a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H – D và D – P. Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.

b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của xe trên cả con đường H – P.

Xem thêm  Bài 7 trang 38 SGK Vật Lý 10

c) Dựa và đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.

d) Kiểm tra kết quả của câu c) bằng phép tính.

Đáp án :Chọn trục tọa độ Ox trùng với con đường H – P với O ≡ H, chiều dương H → P.

a) Đường đi của xe:

– Trên đoạn đường H – D: s = 60t (km,h) với s ≤ 60 km và t ≤ 1 h

– Trên đoạn đường D – P: s’ = 40(t – 2) (km,h); với t ≥ 2 h.

Phương trình chuyển động của xe:

– Trên đoạn đường H – D: x = s = 60t với s ≤ 60 km và t ≤ 1 h

– Trên đoạn đường D – P: x = x0 + s

=> x = 60 + 40(t – 2) với s ≥ 60 km và t ≥ 2 h.

b) Đồ thị (hình vẽ)

c) Xem đồ thị

d) Thời điểm xe đến P

Sau 3 giờ kể từ lúc xe xuất phát sẽ đến P.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.