95 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 106 sách giáo khoa Hóa Học 10

Hướng dẫn giải Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua sách giáo khoa Hóa Học 10. Nội dung bài giải bao gồm phần lý thuyết và bài tập, kèm theo công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… để giúp học sinh học tốt môn hóa học 10 và ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

I – Hiđroclorua

  1. Cấu tạo phân tử: H – Cl: Là hợp chất cộng hóa trị phân cực.
  2. Tính chất vật lí: là chất khí không màu, mùi sốc, nặng hơn không khí, tan tốt trong nước.

II – Axit clohiđric

  1. Tính chất vật lí:
  • Hiđro clorua tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
  • Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi sốc, nồng độ đặc nhất ở 20oC đạt tới nồng độ 37%.
  • Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
  1. Tính chất hóa học:
    ♦ Là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học chung của axit: làm cho quỳ tím chuyển sang đỏ.
  • Tác dụng với kim loại: Dung dịch HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy Bảng tuần hoàn tạo muối (trong đó kim loại có hóa trị thấp) và giải phóng khí hiđro:
    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  • Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước:
    NaOH + HCl → NaCl + H2O
    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
    Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
  • Tác dụng với một số muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi):
    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
    AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
    (dùng để nhận biết gốc clorua)
    ♦ Có tính khử do Clo có số oxi hóa thấp nhất là -1, khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh thì HCl bị oxi hóa thành Cl2
    (MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O)
    (2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O)
  1. Điều chế
  • Trong phòng thí nghiệm:
    (NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl)
    (2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl)
  • Trong công nghiệp: Đốt khí Clo và hiđro thu được sau quá trình điện phân muối ăn bão hòa trong khí quyển.
    (H2 + Cl2 → 2HCl)
Xem thêm 

III – Muối clorua và nhận biết ion clorua

  1. Muối clorua
  • Đa số các muối tan nhiều trong nước, trừ một số muối không tan như AgCl và ít tan như CuCl, PbCl2
  • Muối clorua có nhiều ứng dụng quan trọng như KCl làm phân kali; ZnCl2 dùng để chống gỗ mục vì muối này có khả năng diệt khuẩn; AlCl3 dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ; BaCl2 dùng để diệt trừ sâu bệnh,…
  • Muối clorua quan trọng nhất là NaCl, dùng làm muối ăn và bảo quản thực phẩm; là nguyên liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp hóa chất điều chế khí clo, hiđro,…
  1. Nhận biết ion Clorua: dùng dung dịch Bạc nitrat AgNO3 để xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong các dung dịch axit mạnh.

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 106 sách giáo khoa Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 106 hóa 10

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 40,5 g
B. 45,5g
C. 55,5g
D. 65.5g

Bài giải:

Ta có:
(nH2 = 1/2 = 0,5 (mol))

♦ Cách 1:
Gọi số mol của Mg và Fe lần lượt là x và y mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
x mol x mol x mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
y mol y mol y mol
(24x + 56y = 20 x+y=0,5) ⇒ x = y = 0,25
(mMgCl2) = 0,25 x 95 = 23,75g
(mFeCl2) = 0,25 x 127 = 31,75g
Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75 = 55,5g

Xem thêm  Phân Hóa Học

♦ Cách 2:
Số mol Cl- trong muối = 2nH2 = 2. 0,5 = 1(mol)
Khối lượng muối clorua: mmuối = mhh + mCl- = 20 + 1.35,5 =55,5 (g)
⇒ Đáp án: C.

2. Giải bài 2 trang 106 hóa 10

Nêu các tính chất vật lí của khí hiđro clorua?

Bài giải:

Hiđro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, khí clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit, ở 20oC một thể tích nước hòa tan 500 thể tích hiđro clorua

3. Giải bài 3 trang 106 hóa 10

Có các chất sau: axit sunfuric, nước, kaliclorua rắn. Hãy viết phương trình của hóa học của các phản ứng để điều chế hiđro clorua.

Bài giải:

♦ Cách 1:
2KCl + H2SO4 ⇒ K2SO4 + 2HCl
♦ Cách 2:
2KCl + H2O (có màng ngăn) ⇒ KOH + H2↑ + Cl2↑
H2 + Cl2 ⇒ 2HCl

4. Giải bài 4 trang 106 hóa 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohiđric để làm thí dụ:

a) Đó là những phản ứng oxi hóa – khử
b) Đó không phải là những phản ứng oxi hóa – khử

Bài giải:

a) Những ví dụ phương trình phản ứng hóa học của axit clohiđric là phản ứng oxi hóa – khử:

  • Với vai trò là chất khử:
    (K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O)
    (PbO2 + 4HCl → PbCl2 + Cl2 + 2H2O)
  • Với vai trò chất oxi hóa:
    (Fe + 2HCl → FeCl2 + H2)

b) Axit clohidric tham gia phản ứng không oxi hóa – khử:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

5. Giải bài 5 trang 106 hóa 10

Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?

Xem thêm 

Bài giải:

Bản chất của phương pháp sunfat là dùng phản ứng trao đổi:
NaCl + H2SO4 (→ NaHSO4 + HCl)
Bản chất của phương pháp tổng hợp là dùng phương pháp hóa hợp (phản ứng oxi hóa khử):
H2 + Cl2 (→ 2HCl)
Phương pháp sunfat dựa vào tính chất dễ bay hơi của HCl. Axit H2SO4 đặc sẽ ít có nước ⇒ tránh HCl sinh ra hòa tan vào nước.

6. Giải bài 6 trang 106 hóa 10

Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?

Bài giải:

Phương trình hóa học:
Cl2 + H2O (⇄) HCl + HClO
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O

7. Giải bài 7 trang 106 hóa 10

Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohidric trong các trường hợp sau:

a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.
b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.

Bài giải:

a) Ta có: (nAgNO3) = (200. 8,5 / 100.170) = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
0,1 mol ← 0,1 mol
Theo phương trình: (nHCl) = (nAgNO3) = 0,1 mol
CM(HCl) = (0,1 / 0,15) = 0,67 mol/l

b) Ta có: (nCO2) = (2,24 / 22,4) = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 ↑ + H2O
0,1 mol 0,1 mol
Theo phương trình:
(nHCl) = (nCO2) = 0,1 mol ⇒ (mHCl) = 0,1.36,5 = 3,65 gam
C%HCl = (3,65 / 50) x 100% = 7,3%

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 106 sách giáo khoa Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chúng ta hẹn gặp lại ở các bài viết khác của PRAIM nhé!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.