Hướng dẫn giải Bài 22: Tính theo phương trình hóa học, sách giáo khoa Hóa học 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 75 76 sgk Hóa học 8 bao gồm đầy đủ đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 8.
Lý thuyết
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm?
Các bước tiến hành:
– Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
– Lập Phương trình hóa học.
– Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH.
– Tính theo yêu cầu của đề bài.
2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
Cách tiến hành:
– Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất.
– Viết phương trình hóa học.
– Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm.
– Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 75 76 sgk Hóa học 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 8 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 75 76 sgk Hóa học 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải, câu trả lời từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 1 trang 75 sgk Hóa học 8
Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm :
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Bài giải:
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Số mol sắt tham gia phản ứng là: ({n_{Fe}} = dfrac{2,8}{56} = 0,05,,mol)
a) Theo phương trình hóa học:
Cứ 1 mol Fe tác dụng với axit clohiđric thu được 1 mol khí H2.
Vậy 0,05 mol Fe tác dụng với axit clohiđric thu được 0,05 mol khí H2.
Thể tích khí thu được ở đktc là: (V_{H_{2}}) = 22,4 . n = 22,4 . 0,05 = 1,12 (lít)
b) Theo phương trình hóa học:
Để hòa tan 1 mol Fe cần dùng 2 mol HCl.
Vậy để hòa tan 0,05 mol Fe cần dùng 0,1 mol HCl.
Khối lượng của axit clohiđric cần dùng là: mHCl = nHCl.MHCl = 0,1.36,5 = 3,65 (g)
2. Giải bài 2 trang 75 sgk Hóa học 8
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm:
– Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc.
– Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.
Bài giải:
a) Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:
S + O2 (xrightarrow{{{t^o}}}) SO2
b) Số mol của S tham gia phản ứng:
nS = (dfrac{1,6}{32}) = 0,05 mol
Theo phương trình hóa học, ta có:
(n_{SO_{2}}) = nS = 0,05 mol
Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là:
(V_{SO_{2}}) = 22,4 . 0,05 = 1,12 (lít)
Theo phương trình hóa học, ta có:
(n_{O_{2}}) = nS = 0,05 mol
Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là:
(V_{O_{2}}) = 22,4 . 0,05 = 1,12 (lít)
Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần dùng ở đktc là:
Vkk = 5(V_{O_{2}}) = 5 . 1,12 = 5,6 (lít)
3. Giải bài 3 trang 75 sgk Hóa học 8
Có phương trình hóa học sau :
CaCO3 (overset{t^{0}}{rightarrow}) CaO + CO2
a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO?
b) Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?
Bài giải:
Phương trình hóa học:
CaCO3 (overset{t^{0}}{rightarrow}) CaO + CO2
a) Số mol CaO tạo thành sau phản ứng là:
nCaO = (frac{{11,2}}{{56}}) = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học:
(n_{CaCO_{3} }) = nCaO = 0,2 (mol)
Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế 11,2 g CaO.
b) Số mol CaO tạo thành sau phản ứng là:
nCaO = (dfrac{{7}}{{56}}) = 0,125 (mol)
Theo phương trình hóa học:
(n_{CaCO_{3} }) = nCaO= 0,125 (mol)
Khối lượng CaCO3 cần dùng là:
(m_{CaCO_{3}}) = M . n = 100 . 0,125 = 12,5 (gam)
Vậy muốn điều chế 7 g CaO cần dùng 12,5 g CaCO3.
c) Theo phương trình hóa học:
(n_{CaCO_{3} }) = (n_{CO_{2}}) = 3,5 (mol)
(V_{CO_{2}}) = 22,4 . n = 22,4 . 3,5 = 78,4 (lít)
Vậy 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra 78,4 lít khí CO2 ở đktc.
d) Số mol CO2 tạo thành sau phản ứng là:
(n_{CO_{2}}) = (dfrac{{13,44}}{{22,4}} ) = 0,6 (mol)
Theo phương trình hóa học:
(n_{CaCO_{3} }) = ({n_{CaO}}) = (n_{CO_{2}}) = 0,6 (mol)
Khối lượng CaCO3 tham gia là:
(m_{CaCO_{3}}) = 0,6 . 100 = 60 (gam)
Khối lượng chất rắn tạo thành là:
mCaO = 0,6 . 56 = 33,6 (gam)
4. Giải bài 4* trang 75 sgk Hóa học 8
a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.
b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol CO2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?
c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
Bài giải:
a) Phương trình hóa học:
2CO + O2 → 2CO2
b) Lượng chất CO2 cần dùng:
Để thu được một chất khí duy nhất là CO2 thì số mol các chất tham gia phản ứng phải theo đúng tỉ lệ của phương trình hóa học.
Theo phương trình hóa học:
({n_{{O_2}}} = dfrac{1}{2}{n_{C{O}}} = dfrac{1 }{ 2}{.20} = 10mol)
c) Bảng số mol các chất:
5. Giải bài 5* trang 76 sgk Hóa học 8
Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A.
Biết rằng :
– Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552.
– Thành phần theo khối lượng của khí A là : 75% C và 25% H.
Các thể tích khí đo ở đktc.
Bài giải:
Ta có: dA/kk = 0,552 ⇒ MA = 29 . 0,552 = 16 g
Khối lượng của từng nguyên tố trong 1 mol khí A là:
mC = (dfrac{16 . 75}{100}) = 12 g
mH = (dfrac{16 . 25}{100}) = 4 g
Số mol của từng nguyên tố trong 1 mol khí A là:
nC = (dfrac{12}{12}) = 1 mol
mH = (dfrac{4}{1}) = 4 mol
Suy ra 1 mol khí A có: 1 mol nguyên tử C và 4 mol nguyên tử H
Công thức hóa học của khí A là: CH4.
Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2 (xrightarrow{{{t^o}}}) CO2 + 2H2O
Theo phương trình hóa học: (n_{O_{2}}) = 2.(n_{CH_{4}})
Mà tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol nên ta có:
(V_{O_{2}}) = 2.(V_{CH_{4}}) = 11,2 . 2 = 22,4 (lít)
Câu trước:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 71 sgk Hóa học 8
Câu tiếp theo:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 79 sgk Hóa học 8
Xem thêm:
- Giải các bài tập Hóa học lớp 8 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 8
- Để học tốt môn Vật lí lớp 8
- Để học tốt môn Sinh học lớp 8
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 8
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 8
- Để học tốt môn Địa lí lớp 8
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 8
- Để học tốt môn GDCD lớp 8
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 75 76 sgk Hóa học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 8 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN TOÁN LỚP 5 NĂM HỌC 2023 2024 KÈM 03 ĐỀ THI THỬ CÓ LỜI GIẢI – MATHX
- Jira là gì? Hướng dẫn sử dụng Jira cho người mới bắt đầu
- Bài viết: Học tiếng Anh là một thách thức, nhưng đừng lo!
- Hình chóp tam giác đều là gì? Tính chất, thể tích hình chóp tam giác đều
- Soạn bài ngữ văn lớp 9: Cách làm và những yếu tố quan trọng