92 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 trang 54 sgk Hóa học 9

Hướng dẫn giải Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 54 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.

Lý thuyết

I. Dãy hoạt động của kim loại được xây dựng như thế nào?

Các kim loại được sắp xếp theo chiều giàm dần mức độ hoạt động hóa học:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

II. Dãy hoạt động của kim loại có ý nghĩa như thế nào?

Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

2. Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2.

Xem thêm  Giải bài tập Hóa 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit

4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 54 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 54 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài 1 trang 54 sgk Hóa học 9

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

a) K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

b) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

c) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

d) Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

e) Mg, K, Cu, Al, Fe.

Trả lời:

Chỉ có dãy c) gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần.

2. Giải bài 2 trang 54 sgk Hóa học 9

a) Fe; b) Zn; c) Cu; d) Mg.

Trả lời:

b) Zn. Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

3. Giải bài 3 trang 54 sgk Hóa học 9

Viết các phương trình hoá học :

Xem thêm  Kẽm (Zn) có hóa trị mấy? Tính chất vật lý, ứng dụng của kẽm

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau : Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.

(Các hoá chất cần thiết coi như có đủ).

Bài giải:

Phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu:

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng (xrightarrow{{{t^0}}}) CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

b) Điều chế MgCl2:

– từ Mg: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

– từ MgSO4 :MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓

– từ MgO: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

– từ MgCO3: MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

4. Giải bài 4 trang 54 sgk Hóa học 9

Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a) kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b) đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c) kẽm vào dung dịch magie clorua.

d) nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.

Bài giải:

Hiện tượng xảy ra:

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓

b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

5. Giải bài 5* trang 54 sgk Hóa học 9

Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).

Xem thêm  Các chất - Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

Bài giải:

Số mol khí H2 thoát ra:

nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol.

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

b) Theo phương trình:

nZn = nH2 = 0,1 mol

⇒ mZn = 65.0,1 = 6,5g

Khối lượng chất rắn (Cu) còn lại sau phản ứng:

mCu = mhh – mZn = 10,5 – 0,1 x 65 = 4 gam.

Bài trước:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 51 sgk Hóa học 9

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 57 58 sgk Hóa học 9

Xem thêm:

  • Giải các bài tập Hóa học lớp 9 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 54 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.