Hướng dẫn giải Bài 20: Tỉ khối của chất khí, sách giáo khoa Hóa học 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 trang 69 sgk Hóa học 8 bao gồm đầy đủ đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 8.
Lý thuyết
1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơi khí B?
({d_{A/B}} = frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} Rightarrow left{ begin{array}{l} {M_A} = {M_B} times {d_{A/B}}\ {M_B} = frac{{{M_A}}}{{{d_{A/B}}}} end{array} right.)
dA/B : Tỉ khối của khí A đối với khí B.
MA : Khối lượng mol của khí A.
MB : Khối lượng mol của khí B.
Lưu ý:
dA/B > 1 ⇒ Khí A nặng hơn khí B.
dA/B = 1 ⇒ Khí A nặng bằng khí B.
dA/B < 1 ⇒ Khí A nhẹ hơn khí B.
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
({d_{A/kk}} = frac{{{M_A}}}{{29}})
dA/KK : Tỉ khối của khí A đối với không khí.
MA : Khối lượng mol của khí A.
MKK : Khối lượng mol của không khí.
Trong sinh học chúng ta đã biết không khí là hỗn hợp gồm nhiều khí, trong đó có hai khí chính là khí N2chiếm khoảng 80% và khí O2 chiếm khoảng 20%. Do đó, khối lượng của “ mol không khí ” là khối lượng của 0,8 mol khí nitơ + khối lượng 0,2 mol khí oxi. Vậy Mkk = (0,8 x 28g) + ( 0,2 x 32g) ≈ 29 gam
Ví dụ: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
({d_{C{O_2}/KK}} = frac{{{M_{C{O_2}}}}}{{29}} = frac{{12 + 16 times 2}}{{29}} approx 1,52)
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 69 sgk Hóa học 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 8 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 trang 69 sgk Hóa học 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải, câu trả lời từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 1 trang 69 sgk Hóa học 8
Có những khí sau: N2, O2, Cl2, CO, SO2.
Hãy cho biết :
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần.
b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.
Bài giải:
a) Trong số các chất khí, khí hiđro nhẹ nhất. Tỉ khối của các khí đối với hiđro:
♦ (d_{N_{2}/H_{2}}) = (dfrac{M_{N_{2}}}{M_{H_{2}}}) = (dfrac{28}{2}) = 14
⇒ Vậy khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần.
♦ (d_{O_{2}/H_{2}}) = (dfrac{M_{O_{2}}}{M_{H_{2}}}) = (dfrac{32}{2}) = 16
⇒ Vậy O2 nặng hơn khí H2 16 lần.
♦ (d_{Cl_{2}/H_{2}}) = (dfrac{M_{Cl_{2}}}{M_{H_{2}}}) = (dfrac{71}{2}) = 35,5
⇒ Vậy khí Cl2 nặng hơn khí H2 35,5 lần.
♦ (d_{CO/H_{2}}) = (dfrac{M_{CO}}{M_{H_{2}}}) = (dfrac{28}{2}) = 14
⇒ Vậy khí CO nặng hơn khí H2 14 lần.
♦ (d_{SO_{2}/H_{2}}) = (dfrac{M_{SO_{2}}}{M_{H_{2}}}) = (dfrac{64}{2}) = 32
⇒ Vậy khí SO2 nặng hơn khí H2 32 lần.
b) Tỉ khối của các khí đối với không khí:
♦ (d_{N_{2}/kk}) = (dfrac{M_{N_{2}}}{M_{kk}}) = (dfrac{28}{29}) ≈ 0,966
⇒ Vậy khí N2 nhẹ hơn không khí 0,966 lần.
♦ (d_{O_{2}/kk}) = (dfrac{M_{O_{2}}}{M_{kk}}) = (dfrac{32}{29}) ≈ 1,103
⇒ Vậy khí O2 nặng hơn không khí 1,103 lần.
♦ (d_{Cl_{2}/kk}) = (dfrac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}) = (dfrac{71}{29}) ≈ 2,448
⇒ Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí 2,448 lần.
♦ (d_{CO/kk}) = (dfrac{M_{CO}}{M_{kk}}) = (dfrac{28}{29}) ≈ 0,966
⇒ Vậy khí CO nhẹ hơn không khí 0,966 lần.
♦ (d_{SO_{2}/kk}) = (dfrac{M_{SO_{2}}}{M_{kk}}) = (dfrac{64}{29}) ≈ 2,207
⇒ Vậy khí SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần.
2. Giải bài 2 trang 69 sgk Hóa học 8
Hãy tìm khối lượng mol của những khí:
a) Có tỉ khối đối với oxi là: 1,375; 0,0625
b) Có tỉ khối đối với không khí là: 2,207; 1,172
Bài giải:
a) Khối lượng mol của các khí có tỉ khối với oxi là:
♦ (d_{X/O_{2}}) = (dfrac{M_{X}}{M_{O_{2}}}) = (dfrac{M_{X}}{32}) = 1,375
⇒ MX = 1,375 . 32 = 44 g/mol
♦ (d_{Y/O_{2}}) = (dfrac{M_{Y}}{M_{O_{2}}}) = (dfrac{M_{Y}}{32}) = 0,0625
⇒ MY = 0,0625 . 32 = 2 g/mol
b) Khối lượng mol của các khí có tỉ khối với không khí là:
♦ dx/kk = (dfrac{M_{X}}{M_{kk}}) = (dfrac{M_{X}}{29}) = 2,207
⇒ MX = 29 . 2,207 = 64 g/mol
♦ dy/kk = (dfrac{M_{Y}}{M_{kk}}) = (dfrac{M_{Y}}{29}) = 1,172
⇒ MY = 29 . 1,172 = 34 g/mol
3. Giải bài 3 trang 69 sgk Hóa học 8
Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiêm trong phòng thí nghiệm): khí hiđro; khí clo; khí cacbon đioxit, khí metan CH4 bằng cách:
a) Đặt đứng bình?
b) Đặt ngược bình?
Giải thích việc làm này.
Bài giải:
Ta có tỉ khối của các khí so với không khí:
(d_{H_{2}/kk}) = (frac{M_{H_{2}}}{M_{kk}}) = (frac{2}{29}) = 0,07;
(d_{Cl_{2}/kk}) = (frac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}) = (frac{71}{29}) = 2,45;
(d_{CO_{2}/kk}) = (frac{M_{CO_{2}}}{M_{kk}}) = (frac{44}{29}) = 1,52;
(d_{CH_{4}/kk}) = (frac{M_{CH_{4}}}{M_{kk}}) = (frac{16}{29}) = 0,55.
a) Khi đặt đứng bình ta sẽ thu được những chất khí nặng hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1) như khí clo (nặng hơn 2,45 lần), khí cacbon đioxit (1,52 lần).
b) Khi đặt ngược bình ta sẽ thu được những chất nhẹ hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1) như khí hiđro (nhẹ hơn 0,07 lần), khí metan (nhẹ hơn 0,55 lần).
Câu trước:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 67 sgk Hóa học 8
Câu tiếp theo:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 71 sgk Hóa học 8
Xem thêm:
- Giải các bài tập Hóa học lớp 8 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 8
- Để học tốt môn Vật lí lớp 8
- Để học tốt môn Sinh học lớp 8
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 8
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 8
- Để học tốt môn Địa lí lớp 8
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 8
- Để học tốt môn GDCD lớp 8
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 trang 69 sgk Hóa học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 8 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.