80 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 193 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 41. Phenol sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 193 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Định nghĩa

– Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

Lưu ý: Cần phân biệt phenol và ancol thơm.

– Phân loại: Dựa vào số nhóm -OH trong phân tử, phenol chia thành 2 loại: phenol đơn chức và đa chức

2. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở 43 độ C. Để lâu, phenol bị oxi hóa chậm bởi không khí nên chuyển thành màu hồng.

– Phenol rất độc, khi dây vào tay có thể gây bỏng da.

– Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng ( tan tốt nhất ở 66 độ C) và etanol.

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH:

Tác dụng với kim loại kiềm và dung dịch kiềm tạo muối phenolat:

C6H5-OH + NaOH → C6H5-ONa + H2O

C6H5-ONa + CO2 + H2O → C6H5-OH + NaHCO3

Xem thêm  Ankan: Định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế

So sánh tính axit: CO2 > phenol > HCO3- > ancol.

b) Phản ứng ở vòng benzen

– Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng.

– Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn benzen nếu cho phenol phản ứng ở điều kiện êm dịu hơn thì thế được ở các vị trí para và ortho.

4. Ứng dụng

– Phenol là nguyên liệu dùng để sản xuất các loại nhựa dùng để chế tạo các đồ dùng dân dụng

– Phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc,…

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 193 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 193 hóa 11

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Phenol $C_6H_5-OH$ là một rượu thơm. $square$ b) Phenol tác dụng được với natri hiđroxit tạo thành muối và nước. $square$ c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. $square$ d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit. $square$ e) Giữa nhóm -OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. $square$

Bài giải:

a) Phenol $C_6H_5-OH$ là một rượu thơm. S b) Phenol tác dụng được với natri hiđroxit tạo thành muối và nước. Đ c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Đ d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit. S e) Giữa nhóm -OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đ

Xem thêm  Tính Chất Hóa Học Của Cao

a) Sai vì rượu thơm là rượu có vòng benzen và nhóm -OH phải gắn vào cacbon no, chứ không gắn trực tiếp vào vòng benzen

b) Phương trình hóa học:

$2C_6H_5OH + 2NaOH xrightarrow{t^0} 2C_6H_5ONa + H_2O$

d) Sai vì phenol có tính axit rất yếu nên không làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

2. Giải bài 2 trang 193 hóa 11

Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết có thể điều chế được các chất sau: 2,4,6-tribomphenol (1); 2,4,6-trinitrophenol (2).

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Bài giải:

Ta có thể điều chế theo sơ đồ sau:

$C_6H_6 xrightarrow{+Br, xt Fe, t^0 } C_6H_5Br xrightarrow{ +NaOH đặc, t^0, p } C_6H_5ONa xrightarrow{ +CO_2, H_2O, t^0 } C_6H_5OH$.

$C_6H_5OH + Br_2 → 2,4,6-tribomphenol (1)$

$C_6H_5OH + HNO_3 → 2,4,6-trinitrophenol (2)$

Phương trình hóa học:

$C_6H_6 + Br_2 xrightarrow[ ]{ t^0, Fe } C_6H_5Br + HBr$

$C_6H_5Br + 2NaOH đặc xrightarrow[ ]{ t^0, p } C_6H_5ONa + NaBr + H_2O$

$C_6H_5ONa + CO_2 + H_2O xrightarrow[ ]{ t^0 } C_6H_5OH + NaHCO_3$

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.