Hướng dẫn giải Bài 2. Chuyển động thẳng đều sgk Vật Lí 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 15 sgk Vật Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
LÍ THUYẾT
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Đường đi và vận tốc trong chuyển động thẳng đều
1. Vận tốc trung bình (tốc độ trung bình)
– Vận tốc trung bình của một vật đi trên đoạn đường s trong khoảng thời gian t được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.
(v_{tb}=dfrac{s}{t})
Đơn vị đo vận tốc là m/s hoặc km/h…
– Vận tốc trung bình của một vật chuyển động cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
2. Chuyển động thẳng đều:
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Đường đi trong chuyển động thẳng đều:
Trong chuyển động thẳng đều, đường đi s tăng tỉ lệ với thời gian chuyển động t.
Ta có công thức (s = v_{tb}.t = vt)
II. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
1. Phương trình chuyển động thẳng đều
(x =x_0+ vt)
với (x_0): tọa độ ban đầu; (v): vận tốc; (x) : tọa độ ở thời điểm t
2. Đồ thị tọa độ – thời gian
Đồ thị tọa độ – thời gian là hình vẽ biểu diễn sự phụ thuộc của vật chuyển động vào thời gian có dạng một đoạn thẳng.
3. Đồ thị vận tốc – thời gian
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.
CÂU HỎI (C)
Trả lời câu hỏi C1 trang 12 Vật Lý 10
Dựa vào giờ tàu ở Bảng 1.1, hãy tính tốc độ trung bình của đoàn tàu trên đường Hà Nội – Sài Gòn , biết con đường này dài 1 726 km coi như thẳng.:
Bảng 1.1
Bảng giờ tàu Hà Nội
Nam Định
Thanh Hóa
Vinh
Đồng Hới
Đông Hà
Huế
Đà Nẵng
19h 00′
20h 56′
22h 31′
0h 53′
4h 42′
6h 44′
8h 05′
10h 54′
Tam Kỳ
Quảng Ngãi
Diêu Trì
Tuy Hòa
Nha Trang
Tháp Chàm
Sài Gòn
12h 26′
13h 37′
16h 31′
18h 25′
20h 26′
22h 26′
4h 00′
Trả lời:
Từ bảng 1.1, ta xác định được thời gian đoàn tàu đi từ Hà Nội đến Sài Gòn là: (t=33h)
Áp dụng công thức: ({v_{tb}} = dfrac{s}{t} = dfrac{{1726}}{{33}} = 52,3,,km/h)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 15 sgk Vật Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:
❓
1. Giải bài 1 trang 15 Vật Lý 10
Chuyển động thẳng đều là gì?
Trả lời:
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2. Giải bài 2 trang 15 Vật Lý 10
Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Trả lời:
Đặc điểm là:
– Có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng
– Có tốc độ trung bình không đổi trên mọi quãng đường.
3. Giải bài 3 trang 15 Vật Lý 10
Tốc độ trung bình là gì?
Trả lời:
Tốc độ trung bình là đại lượng đo bằng tỉ số giữa quãng đường vật đi được và thời gian chuyển động, nó cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
Công thức: (v_{tb} = dfrac{s}{t})
Lưu ý: Tốc độ trung bình luôn dương, không nhận giá trị âm.
4. Giải bài 4 trang 15 Vật Lý 10
Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Trả lời:
– Công thức tính quãng đường đi được:
s = vtb.t = v.t
– Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
x = x0 + s = x0 + vt
5. Giải bài 5 trang 15 Vật Lý 10
Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của một chuyển động thẳng đều.
Trả lời:
Ta thấy phương trình chuyển động thẳng đều của vật có dạng là phương trình bậc nhất y = ax + b.
Cho nên ta vẽ đồ thị giống với đồ thị hàm số y = ax + b (với ẩn là t).
– Bước 1: Viết phương trình chuyển động của vật. (x=b+at)
– Bước 2: Lập bảng (x,t).
t (h) 0 1 2 3 4 5 x (km) … … … … … …
– Bước 3: Vẽ đồ thị.
?
1. Giải bài 6 trang 15 Vật Lý 10
Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.
B. tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Bài giải:
Trong chuyển động thẳng đều quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
⇒ Đáp án D.
2. Giải bài 7 trang 15 Vật Lý 10
Chỉ ra câu sai.
Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là một đường thẳng;
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì;
C. Tốc độ trung bình trên mỗi quãng đường là như nhau;
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Bài giải:
Lúc xuất phát vận tốc tăng, đến lúc dừng lại vận tốc giảm → Tốc độ phải thay đổi.
⇒ Đáp án D.
3. Giải bài 8 trang 15 Vật Lý 10
Đồ thị tọa độ – thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở Hình 2.5. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Bài giải:
Xe chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều là 1 đoạn thẳng. Đồ thị ứng đoạn từ t1 đến t2 cho thấy tọa độ x không thay đổi, tức vật đứng lại. Còn trong khoảng từ 0 đến t1 ta thấy quãng đường và thời gian tỉ lệ thuận với nhau nên trong khoảng thời gian này xe chuyển động thẳng đều.
⇒ Đáp án A.
4. Giải bài 9 trang 15 Vật Lý 10
Trên một đường thẳng, tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, có hai ô tô xuất phát cùng lúc và chuyển động cùng chiều. Ô tô xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h và ô tô xuất phát từ B có tốc độ 40 km/h.
a) Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.
b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục (x, t).
c) Dựa vào đồ thị tọa độ – thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B.
Bài giải:
a) Chọn gốc tọa độ ở A (O ≡ A); gốc thời gian là lúc xuất phát, chiều dương hướng từ A → B, trục Ox trùng với AB.
Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều: s = vt
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
– Đối với xe A:
+ Công thức tính quãng đường đi được: sA = 60t
+ Phương trình chuyển động: xA = 60t
– Đối với xe B:
+ Công thức tính quãng đường đi được: sB = 40t
+ Phương trình chuyển động: xB = 10 + 40t
b) Đồ thị toạ độ – thời gian của hai xe:
– Phương trình chuyển động của hai xe: xA = 60t ; xB = 10 + 40t
– Bảng số liệu:
– Đồ thị:
c) Cách 1:
Dựa vào đồ thị toạ độ – thời gian ta có: hai xe gặp nhau tại điểm cách A 30km lúc t = 0,5 giờ.
Cách 2:
Khi xe A đuổi kịp xe B ta có:
xA = xB ⇒ 60t = 40t + 10 ⇒ t = 0,5h = 30 phút
⇒ x = xA = xB = 60.0,5 = 30 km.
Vậy điểm đó cách A là 30km.
5. Giải bài 10 trang 15 Vật Lý 10
Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động về phía P với tốc độ 40 km/h. Con đường H – P coi như thẳng và dài 100 km.
a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H – D và D – P. Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của xe trên cả con đường H – P.
c) Dựa và đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.
d) Kiểm tra kết quả của câu c) bằng phép tính.
Bài giải:
Chọn trục tọa độ Ox trùng với con đường H – P với O ≡ H, chiều dương là chiều từ H đến P.
a) – Đường đi của xe:
+ Trên đoạn đường H – D:
(s{rm{ }} = {rm{ }}60t{rm{ }}left( {km,h} right)) với (s{rm{ }} le {rm{ }}60{rm{ }}km) và (t{rm{ }} le {rm{ }}1h)
+ Trên đoạn đường D – P:
(s’ = {rm{ }}40left( {t{rm{ }}-{rm{ }}2} right){rm{ }}left( {km,h} right)) ; với (t{rm{ }} ge {rm{ }}2h) .
– Phương trình chuyển động của xe:
+ Trên đoạn đường H – D:
(x{rm{ }} = {rm{ }}60t) với (x{rm{ }} le {rm{ }}60{rm{ }}km) và(t{rm{ }} le {rm{ }}1h).
+ Trên đoạn đường D – P:
(x’ = {rm{ }}60{rm{ }} + {rm{ }}40left( {t{rm{ }}-{rm{ }}2} right)) với (x’ ge {rm{ }}60{rm{ }}km) và (t{rm{ }} ge {rm{ }}2{rm{ }}h) .
b) Đồ thị toạ độ – thời gian của xe trên cả quãng đường H – P:
c) Dựa vào đồ thị ta thấy thời điểm xe đến P là 3 giờ.
d) Thời điểm xe đến P:
({t_{HD}} + {t_{nghi}} + {t_{DP}}=dfrac{{60}}{{60}} + 1 + dfrac{{40}}{{40}} = 3(h))
Sau 3 giờ kể từ lúc xe xuất phát sẽ đến P.
Bài trước:
- Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10
Bài tiếp theo:
- Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 22 sgk Vật Lí 10
Xem thêm:
- Để học tốt môn Toán 10
- Để học tốt môn Vật Lí 10
- Để học tốt môn Hóa Học 10
- Để học tốt môn Sinh Học 10
- Để học tốt môn Ngữ Văn 10
- Để học tốt môn Lịch Sử 10
- Để học tốt môn Địa Lí 10
- Để học tốt môn Tiếng Anh 10
- Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
- Để học tốt môn Tin Học 10
- Để học tốt môn GDCD 10
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 15 sgk Vật Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 10 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Tính diện tích tam giác, thể tích khối tứ diện bằng phương pháp tọa độ
- Truyện tranh Hàn Quốc – Những bộ truyện cổ đại đỉnh cao
- PRAIM: Trở thành Tiếp Viên Hàng Không Tuyệt Vời với Hyper Hostess Mod Apk
- Cách Chọn Gà Chọi Đòn Hay Bách Chiến Bách Thắng
- Biển số xe 77 có ý nghĩa gì? Ở đâu? Đuôi 77 Tốt hay Xấu?