Hướng dẫn giải Bài 27. Luyện tập: Ankan và xicloankan sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 123 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
I – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Ankan
a) Phản ứng thế nguyên tử hidro bằng nguyên tử halogen
CXH2X+2 + X2 (overset{as/t^{circ}}{rightarrow}) CxH2x+1X + HX
b) Phản ứng tách
CH3CH2CH3 (overset{xt/t^{circ}}{rightarrow}) CH2=CHCH3 + CH2=CH2 + CH4 + H2
c) Phản ứng cháy
2CXH2X+2 + (3x+1)O2 → 2xCO2 + 2(x+1) H2O
d) Điều chế
Trong phòng thí nghiệm:
CXH2X+1COONa + NaOH (overset{CaO,t^{circ}}{rightarrow}) CXH2X+2 + Na2CO3 (với 1 ≤x≤4 )
Từ cacbua kim loại để điều chế metan:
Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4 Al(OH)3
2. Xicloankan
a) Các xicloankan có tính chất tương tự ankan: thế nguyên tử H.
b) Các xicloankan vòng 3 hoặc 4 cạnh có phản ứng cộng mở vòng
Các xicloankan vòng 4 cạnh trở lên không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
Bảng so sánh:
ANKAN XICLOANKAN CT chung $C_nH_{2n+2} (n≥1)$ $C_nH_{2n} (n≥3)$ Cấu tạo Liên kết đơn, mạch hở. Liên kết đơn, mạch vòng. Đồng phân Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon Từ C4H8 trở đi có đồng phân mạch cacbon Danh pháp Số chỉ vị trí – tên nhánh + tên ankan tương ứng với mạch chính Số chỉ vị trí – tên nhánh + xiclo + tên ankan tương ứng với mạch chính Tính chất vật lí – tos, tonc tăng theo khối lượng phân tử. – Không màu, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. – tos, tonc tăng theo khối lượng phân tử. – không màu, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Tính chất hóa học – Phản ứng thế. – Phản ứng tách. – Phản ứng oxi hóa. – Phản ứng thế. – Phản ứng tách. – Phản ứng oxi hóa. – Phản ứng cộng mở vòng. Điều chế Tách từ dầu mỏ. – Tách từ dầu mỏ. – Điều chế từ ankan Ứng dụng – Làm nhiên liệu. – Làm nguyên liệu. – Làm dung môi. – Làm nhiên liệu. – Làm nguyên liệu. – Làm dung môi.
II – BÀI TẬP
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 123 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:
1. Giải bài 1 trang 123 hóa 11
Viết các công thức cấu tạo của các ankan sau: pentan, 2-metylbutan, isobutan. Các chất trên còn có tên gọi nào khác không?
Bài giải:
CH3CH2CH2CH2CH3: pentan còn có thể gọi là n-pentan.
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 : 2-metylbutan còn có thể gọi là isopentan.
CH3-CH(CH3)-CH3 : isobutan còn có thể gọi là 2-metylpropan.
2. Giải bài 2 trang 123 hóa 11
Ankan Y mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C2H5
a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên chất Y.
b) Viết phương trình hóa học phản ứng của Y với clo khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng.
Bài giải:
a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên chất Y.
Ankan có công thức phân tử dạng (C2H5)n ⇒ C2nH5n
Vì là ankan (số nguyên tử H = 2C + 2) nên:
$5n = 2n . 2 + 2 ⇒ n = 2$
Vậy công thức cấu tạo của $Y$ là:
$CH_3-CH_2-CH_2-CH_3$ (butan)
b) Viết phương trình hóa học phản ứng của Y với clo khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng.
(CH_3-CH_2-CH_2-CH_3 + Cl_2xrightarrow[]{as, 1:1} left[ begin{gathered} CH_3 – CH_2 – CHCl – CH_3 (Spc) hfill CH_3 – CH_2 – CH_2 – CH_2Cl (Spp) hfill end{gathered} right. + HCl)
(Sản phẩm chính là thế Cl ở vị trí Cacbon bậc cao, sản phẩm phụ là thế Cl ở vị trí Cacbon bậc thấp).
3. Giải bài 3 trang 123 hóa 11
Đốt cháy hoàn toàn 3,36,lít hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.
Bài giải:
Ta có:
({n_A} = dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15,,mol)
({n_{C{O_2}}} = dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2,,mol)
Sọi số mol của metan và etan lần lượt là x và y mol
Phương trình phản ứng:
(C{H_4} + 2{{rm{O}}_2} to C{O_2} + 2{H_2}O)
x (mol) → x (mol)
({C_2}{H_6} + dfrac{7}{2}{O_2} to 2C{O_2} + 3{H_2}O)
y (mol) → 2y (mol)
Theo đề bài ta có hệ phương trình sau:
(left{ begin{array}{l}x + y = 0,15x + 2y = 0,2end{array} right. to left{ begin{array}{l}x = 0,1y = 0,05end{array} right.)
(% {V_{C{H_4}}} = % {n_{C{H_4}}} = dfrac{{0,1}}{{0,15}}.100% = 66,67% )
(% {V_{{C_2}{H_6}}} = 100% – 66,67% = 33,33% )
Vậy thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp $A$ là : $66,67% CH_4$ và $33,33% C_2H_6$
4. Giải bài 4 trang 123 hóa 11
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Bài giải:
Theo đề bài: Để nâng nhiệt độ của 1,00g nước lên (1^0C) cần tiêu tốn nhiệt lượng là $4,18J$
Vậy, khi nâng nhiệt độ 1,00g (H_2O) từ (25^0C) lên (100^0C) cần tiêu tốn nhiệt lượng là:
$75 . 4,18 = 313,5 (J)$
Do đó, nhiệt lượng cần để tiêu tốn cho 1 lít nước từ (25^0C) lên (100^0C) là :
(313,5.1,00.10^3 = 313,5.10^3 (J) = 313,5 (kJ))
Mặt khác: (1g CH_4) khi cháy tỏa ra $55,6 (kJ)$
Do đó để có $313,5 kJ$, cần đốt cháy lượng (CH_4) là:
(m_{CH_4} = dfrac{313,5}{55,6} = 5,64 (g))
Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt là:
$V_{CH_4} = dfrac{5,64}{16,0} . 22,4 approx 7,89 (l)$
5. Giải bài 5 trang 123 hóa 11
Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là:
A. 2- brompentan
B. 1-brompentan
C. 1,3 – đibrompentan
D. 2,3 – đibrompentan
Bài giải:
Phương trình phản ứng khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1
(CH_3-CH_2-CH_2-CH_2-CH_3 + Br_2xrightarrow[]{as, 1:1} left[ begin{gathered} CH_3 – CH_2 – CH_2 – CHBr – CH_3 (1) hfill CH_3 – CH_2 – CHBr – CH_2 – CH_2 (2) hfill CH_3 – CH_2 – CH_2 – CH_2 – CH_2Br (3) hfill end{gathered} right. + HBr)
(1), (2): Sản phẩm chính.
(3): Sản phẩm phụ.
Sản phẩm chính. $CH_3 – CH_2 – CH_2 – CHBr – CH_3$:
Nhánh: 2-brom, mạch chính 5 cacbon → tên gọi: 2-brompentan
⇒ Đáp án: A.
6. Giải bài 6 trang 123 hóa 11
Đánh dấu Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô trống cạnh các câu sau đây:
a) Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở. $square$ b) Ankan có thể bị tách hiđro thành anken. $square$ c) Nung nóng ankan thu được hỗn hợp các ankan có phân tử khối nhỏ hơn. $square$ d) Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankyl clorua thuộc loại phản ứng thế. $square$ e) Ankan có nhiều trong dầu mỏ. $square$
Bài giải:
a) Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở. Đ b) Ankan có thể bị tách hiđro thành anken. Đ c) Nung nóng ankan thu được hỗn hợp các ankan có phân tử khối nhỏ hơn. S d) Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankyl clorua thuộc loại phản ứng thế. Đ e) Ankan có nhiều trong dầu mỏ. Đ
c) Sai vì nung nóng ankan thu được hỗn hợp anken và ankan.
Bài trước:
- Giải bài 1 2 3 4 5 trang 120 121 sgk Hóa Học 11
Bài tiếp theo:
- Bài 28. Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan Hóa Học 11
Xem thêm:
- Để học tốt môn Toán 11
- Để học tốt môn Vật Lí 11
- Để học tốt môn Hóa Học 11
- Để học tốt môn Sinh Học 11
- Để học tốt môn Ngữ Văn 11
- Để học tốt môn Lịch Sử 11
- Để học tốt môn Địa Lí 11
- Để học tốt môn Tiếng Anh 12
- Để học tốt môn Tiếng Anh 11 (Sách Học Sinh)
- Để học tốt môn Tin Học 11
- Để học tốt môn GDCD 11
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 123 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.