65 lượt xem

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3B: Cho và nhận

A. Hoạt động cơ bản

1 (Trang 32 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Trò chơi: Ai – ở câu chuyện nào?

Bạn thứ nhất nêu tên nhân vật, bạn thứ hai nêu tên câu chuyện có nhân vật đó rồi đổi lượt: bạn thứ hai nêu tên nhân vật, bạn thứ nhất nêu tên câu chuyện. Ai không nói tiếp được là người thua cuộc.

M: Me con bà góa – Sự tích hồ Ba Bể

Trả lời:

– Chi-ôm-ca – Truyện Ba anh em

– Dế mèn – Dế mèn phiêu lưu ký

– Thủy Tinh – Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

– Cám – Truyện Tấm Cám

– Chị Nhà Trò – Dế mèn phiêu lưu ký

– Sọ Dừa – Truyện Sọ Dừa

– Mẹ con bà góa – Truyện Sự tích hồ Ba Bể

2 (Trang 33 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: “Người ăn xin”

3 (Trang 33 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn lời giải nghĩa ở cột phải phù hợp với từ ở cột trái:

Trả lời:

a – 2, b – 3, c – 1, d – 5, e – 4

4 (Trang 34 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc:

Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp đến hết bài.

(- Đoạn 1:đọc giọng chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả ông lão ăn xin.

– Đoạn 2: đọc tốc độ nhanh hơn đoạn 1; hạ giọng lời của nhân vật “tôi” để thể hiện sự áy náy.

– Đoạn 3: đọc chậm, thể hiện sự cảm động trong lời của ông lão.)

5 (Trang 34 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Trao đổi, trả lời câu hỏi:

1) Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

2) Ông lão nhận được tình thương và sự tôn trọng của cậu bé qua những hành động, lời nói nào của cậu?

(Chọn những ý đúng để trả lời:

– Cố gắng tìm quà tặng

– Tặng cụ số tiền ít ỏi của mình

– Lời xin lỗi chân thành

– Cái nắm tay rất chặt)

3) Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

a. Cậu bé đã nhận được sự thông cảm, lòng biết ơn từ ông lão ăn xin.

b. Cậu bé đã nhận được sự biết ơn, lòng kính trọng từ ông lão ăn xin.

c. Cậu bé đã nhận được sự thương xót, lòng kính trọng từ ông lão ăn xin.

Trả lời:

1) Hình ảnh đáng thương của ông lão ăn xin được thể hiện:

– Đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt.

– Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.

– Dáng vẻ lọm khọm, xấu xí.

– Bàn tay sưng húp, bẩn thỉu.

– Giọng nói rên rỉ, yếu ớt.

2) Ông lão nhận được tình thương và sự tôn trọng của cậu bé qua những hành động, lời nói:

– Cố gắng tìm quà tặng

– Lời xin lỗi chân thành

– Cái nắm tay rất chặt

3) Điều mà cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin là:

Đáp án:

b. Cậu bé đã nhận được sự biết ơn, lòng kính trọng từ ông lão ăn xin.

6 (Trang 34 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu về lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

1) Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

Xem thêm  130 CÂU CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA THÊU DỆT NHỮNG CHUYỆN TÌNH BÌNH DỊ

2) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

3) Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

(a) Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

(b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

* Cách kể (a) là lời của ai nói với ai? Dựa vào những từ ngữ và dấu hiệu nào mà em biết điều đó?

* Cách kể (b) là lời của ông lão tự nói với cậu bé hay là lời cậu bé kể lại? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Trả lời:

1) Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện “Người ăn xin” là:

– Lời nói:

“Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”.

– Ý nghĩ:

+ “Chao ôi! Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”.

+ “Tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.”.

2) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé đã nói lên rằng”

– Cậu là một cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết yêu thương, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

– Cậu bé đã biết cách nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống trong bài học giúp đỡ người khác: Cho đi cũng là nhận lại được điều gì đó.

3) Sự khác nhau trong lời nói và ý nghĩa của ông lão ăn xin trong hai cách trên là:

– Cách (a) kể nguyên văn lời của nhân vật, đó là lời của ông lão nói với cậu bé.

Dấu hiệu nhận biết đó là từ ngừ “Cháu ơi” và dấu gạch đầu dòng.

– Cách (b) kể bằng lời của người kể chuyện, đó là lời của cậu bé kể lại.

Dấu hiệu nhận biết là từ “tôi”.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 35 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

– Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

– Theo tớ, tốt nhất chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

(Tiếng Việt 2 – 1988)

(Dựa vào dấu gạch ngang và từ xưng hô để nhận ra lời nói trực tiếp của cậu bé thứ hai và cậu bé thứ ba.)

Trả lời:

Lời dẫn trực tiếp của cậu bé thứ hai và cậu bé thứ ba:

– “Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.”

– “Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.”

2 (Trang 35 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đÀnh nói thật là con gái bà têm.

(Truyện Tấm Cám)

Trả lời:

Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên là:

– Vua hỏi bà hàng nước trầu đó ai têm

Xem thêm  Tựa đề: Stumble Guys - Bí kíp giành chiến thắng và mở khóa tất cả trang phục, biểu cảm

– Bà bảo chính tay bà têm

– Là con gái bà têm

3 (Trang 35 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên thành lời dẫn trực tiếp:

Trả lời:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

– Cụ ơi ai đã khéo léo têm ra những miếng trầu này vậy?

Bà lão đáp:

– Bẩm, chính lão đã têm những miếng trầu này ạ.

Câu trả lời của bà lão vẫn khiến nhà vua không tin nên cứ cố gặng hỏi mãi. Biết không thể giấu được, bà lão bèn lúng túng trả lời:

– Xin nhà vua tha lỗi cho lão. Trầu này là do con gái của lão têm đấy ạ!

4 (Trang 35 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:

Bác thợ hỏi Hòe:

– Cháu có thích làm thợ xây không?

Hòe đáp:

– Cháu thích lắm!

(Tiếng Việt 2 – 1988)

(- Có thể kể lại đoạn văn bằng lời của ai?

+ Nếu kể bằng lời của Hòe, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ cháu? Hãy kể bằng lời của Hòe.

+ Nếu kể bằng lời bác thợ, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ bác thợ? Hãy kể bằng lời bác thợ.)

Trả lời:

– Có thể kể lại đoạn văn bằng lời của người kể chuyện (là lời của học sinh), của Hòe hoặc bác thợ.

+ Nếu kể bằng lời của Hòe, cần phải dùng từ xưng hô là: Em, mình, tôi:

Thấy tôi chăm chú nhìn bác làm việc, bác thợ xây liền nhoẻn miệng cười hỏi tôi có thích làm nghề thợ xây không? Tôi mừng rỡ trả lời luôn rằng tôi rất thích.

+ Nếu kể bằng lời của bác thợ, cần phải dùng từ xưng hô là: Tôi:

Thấy Hòe chăm chú nhìn, tôi liền hỏi cậu bé có thích làm nghề thợ xây không. Cậu bé chẳng suy nghĩ mà nhanh nhảu trả lời tôi rằng nó rất thích.

+ Nếu kể lại đoạn văn bằng lời của người kể chuyện (là lời của học sinh):

Thấy bác thợ xây chăm chú làm việc, Hòe thích thú lắm, cứ đứng nhìn mãi. Bác thợ xây liền quay ra hỏi Hòe có thích làm nghề giống bác không. Hòe nhanh nhảu trả lời bác thợ xây rằng Hòe rất thích.

5 (Trang 36 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuẩn bị kể một câu chuyện về lòng nhân hậu.

Gợi ý:

1) Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu:

– Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người (như bạn nhỏ trong bài thơ Mẹ ốm em vừa học).

– Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn (như các bạn nhỏ trong truyện Các em nhỏ và cụ già ở sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập một hoặc Dế Mèn trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu em vừa học).

– Yêu thiên nhiên, chăm chút, nâng niu từng mầm nhỉ của sự sống (như truyện Chiếc rễ đa tròn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 2).

– Tính tình hiền hậu, không xúc phạm, không nghịch ác hoặc làm đau lòng người khác (như chú bé Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi? ở sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập một).

2) Tìm trong thư viện các truyện về lòng nhân hậu:

– Truyện cổ, truyện ngụ ngôn Việt Nam và nước ngoài.

– Truyện về gương người tốt.

– Sách Truyện đọc lớp 4.

– Truyện Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi.

Xem thêm  Violympic 23.0 - Luyện thi Toán, Toán Tiếng Anh và Vật lý như chơi

Trả lời:

Học sinh hãy nhớ lại những câu chuyện mình đã học. Có thể kể lại những câu chuyện có trong gợi ý.

6 (Trang 36 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.

a) Giới thiệu câu chuyện:

– Nêu tên câu chuyện.

– Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu, vào dịp nào.

b) Kể thành lời:

– Mở đầu câu chuyện.

– Diễn biến câu chuyện.

– Kết thúc câu chuyện.

Trả lời:

Em xin kể câu chuyện có tên Chiếc bánh mì. Đây là câu chuyện rất cảm động em đã được nghe người bạn hàng xóm của mình kể lại. Sau đây là toàn bộ câu chuyện:

Chiếc bánh mì

Cầm chiếc bánh mì nóng hổi trên tay, Mai tung tăng đến trường. Lớp học mới chỉ có Vân đến. Nhà Vân ở xa nên Vân thường đi khá sớm để tránh muộn giờ học.

Để cặp sách trên bàn, Mai giờ chiếc bánh mì vẫn còn nóng, thơm mùi bột ra. Nhưng chưa kịp ăn thì Mai đã nghe thấy có tiếng kêu gì đó rất kì lạ. Quay lại phía sau, Mai phát ra tiếng kêu đó là của Vân. Thấy Vân ôm bụng, sắc mặt trắng bệch, Mai lo lắng hỏi thăm Vân. Vân lúng túng trả lời rằng Vân bị đói, sáng đi học Vân vẫn chưa kịp ăn sáng.

Mai bỗng nhớ ra hoàn cảnh gia đình Vân rất khó khăn. Bố mẹ Vân ngày nào cũng đi làm sớm đến tối mịt mới về mà anh trai Vân vẫn phải nghỉ học vì nghèo quá. Chắc Vân vì tiết kiệm tiền cho bố mẹ nên mới nhịn ăn sáng đến trường. Mai nhìn Vân mỉm cười rồi cầm chiếc bánh mì của mình bẻ làm đôi, đưa cho Vân một nửa mời Vân ăn cùng.

Vân lúng túng không nhận bánh của Mai. Nhưng Mai đã nói với Vân rằng nếu Vân từ chối Mai sẽ rất buồn, và nếu không ăn thì Vân sẽ không thể học được. Vân rất cảm động vì tình cảm của Mai dành cho mình. Từ sau ngày hôm đó Vân với Mai thân nhau hơn, cùng nhau đi học, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống.

7 (Trang 37 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã được kể ở hoạt động 5.

Trả lời:

Ý nghĩa của câu chuyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu: Phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình, có như vậy thì cuộc sống mới trẻ nên tốt đẹp hơn.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi (Trang 37 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể cho người thân nghe một câu chuyện về lòng nhân ái.

Gợi ý:

Em có thể kể bất cứ câu chuyện về lòng nhân ái nào mà em muốn. Đó có thể là những câu chuyện em được nhìn, được nghe thấy hoặc được đọc thấy trong một cuốn sách, cuốn truyện nào đó.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

  • Bài 3C: Nhân hậu – đoàn kết
  • Bài 4A: Làm người chính trực
  • Bài 4B: Con người Việt Nam
  • Bài 4C: Người con hiếu thảo
  • Bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 4
  • Văn mẫu lớp 4

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.