Chào mừng các bạn đến với PRAIM – nơi chia sẻ những bí quyết học tập hiệu quả. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 7 năm 2022 – 2023. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập và củng cố kiến thức trước kỳ thi sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.
Đề kiểm tra học kì 2 Tin học 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Trong khi làm việc với MS Excel, để lưu bảng tính đang mở, ta thực hiện:
A. Vào File, chọn Save.
B. Nháy chọn biểu tượng .
C. Gõ tổ hợp phím Ctrl + S.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm một cột, cột mới sẽ được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
C. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
D. Mỗi lần chèn chỉ chèn được một cột hoặc một hàng.
Câu 3. Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như hình sau:
Công thức nào dưới đây tính đúng điểm trung bình tại ô tính I3?
A. =H3/5
B. =H3/6
C. =AVERAGE(C3:G3,G3)
D. =AVERAGE(C3,D3,E3,F3,G3,G3)
Câu 4. Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.
C. Bỏ qua các ô tính trống.
D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.
Câu 5. Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?
A. =SUM(2,5,7)
B. =Sum(A3,C3:F3)
C. =SuM(10,15,b2:B10)
D. =sum“D2:08”.
Câu 6. Phần mở rộng mặc định của tệp trình chiếu được tạo bằng MS PowerPoint 2016 là:
A. .docx
B. .pptx
C. .xlsx
D. .ppt
Câu 7. Khi sử dụng phần mềm trình chiếu, ta có thực hiện:
A. Định dạng văn bản trên trang trình chiếu (phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, …).
B. Chèn hình ảnh vào trang chiếu và định dạng cho hình ảnh (thay đổi vị trí, kích thước, thêm đường viền tạo khung, …).
C. Tạo được hiệu ứng động cho các trang chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
D. Tất cả các phương án A, B và C.
Câu 8. Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để đưa hình ảnh vào trang trình chiếu.
(a) Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh.
(b) Chọn trang trình chiếu cần chèn hình ảnh vào.
(c) Chọn dải lệnh Insert>Picture>From File.
(d) Chọn tệp hình ảnh cần thiết và nháy chọn Insert.
A. (c) – (b) – (a) – (d)
B. (b) – (d) – (a) – (c)
C. (b) – (c) – (a) – (d)
D. (c) – (a) – (b) – (d)
Câu 9. Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là:
A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.
B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.
C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.
D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.
Câu 10. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 11. Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 3 lần.
B. 5 lần.
C. 7 lần.
D. 9 lần.
Câu 12. Ưu điểm của thuật toán tìm kiếm nhị phân là:
A. Thu hẹp được phạm vi tìm kiếm chỉ còn tối đa là một nửa sau mỗi lần lặp.
B. Số lần lặp tương tự như thuật toán tìm kiếm tuần tự.
C. Thuật toán chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.
D. Cả A và C
Câu 13. Sau khi kết thúc vòng lặp thứ hai của thuật toán nổi bọt để sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần, thu được dãy số là?
Dãy số ban đầu: 14, 6, 8, 3, 19
A. 14, 6, 8, 19, 3.
B. 3, 14, 6, 8, 19.
C. 3, 6, 19, 14, 8.
D. 3, 6, 14, 8, 19.
Câu 14. Chỉ ra phương án sai:
Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp
B. Dãy số đã được sắp xếp
C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần
Câu 16. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:
A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Nối các hàm ở cột A với tính năng tương ứng của hàm ở cột B.
A | B
— | —
a) SUM | 1) Đếm các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
b) AVERAGE | 2) Tính tổng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
c) MAX | 3) Tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
d) MIN | 4) Tính trung bình cộng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
f) COUNT | 5) Tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
Câu 2. (2 điểm) Em hãy cho biết ý nghĩa của các lệnh sau:
a) Bring to Front
b) Bring Forward
c) Send to Back
d) Send Backward
Câu 3. (2 điểm) Hãy xác định trong các thao tác dưới đây, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm tuần tự, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng cách đánh dấu (ü) vào ô tương ứng.
STT | Thao tác | Thuật toán tìm kiếm Tuần tự | Thuật toán tìm kiếm Nhị phân |
---|---|---|---|
1 | So sánh giá trị của phần tử ở giữa dãy với giá trị cần tìm. | ü | |
2 | Nếu kết quả so sánh “bằng” là đúng thì thông báo “tìm thấy”. | ü | |
3 | Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện so sánh giá trị của phần tử liền sau của dãy với giá trị cần tìm. | ü | |
4 | Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện tìm kiếm trên dãy ở nửa trước hoặc nửa sau phần tử đang so sánh. | ü | |
5 | So sánh lần lượt từ giá trị của phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm. | ü | |
6 | Nếu dãy con cuối cùng cần tìm kiếm là dãy rỗng (không có phần tử nào) thì thông báo “không tìm thấy”. | ü | |
7 | Nếu đến phần tử cuối cùng mà kết quả so sánh “bằng” là sai thì thông báo “không tìm thấy”. | ü |
Câu 4. (1 điểm) Em hãy liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp nổi bọt?
Vòng lặp 1: So sánh 9 và 6. Đổi chỗ vị trí.
Vòng lặp 2: So sánh 9 và 11. Không đổi chỗ vị trí.
Vòng lặp 3: So sánh 11 và 3. Đổi chỗ vị trí.
Vòng lặp 4: So sánh 11 và 7. Đổi chỗ vị trí.
Vòng lặp 5: So sánh 11 và 9. Đổi chỗ vị trí.
Đáp án đề thi học kì 2 Tin 7
Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
- D
- D
- A
- D
- D
- B
- D
- C
- B
- B
- A
- D
- D
- A
- A
- A
Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
a – 2; b – 4; c – 5; d – 3; f – 1.
Câu 2 (2 điểm)
1 – Đưa hình ảnh lên lớp trên cùng.
2 – Đưa hình ảnh lên một lớp.
3 – Đưa hình ảnh xuống lớp dưới cùng.
4 – Đưa hình ảnh xuống một lớp.
Câu 3 (2 điểm)
Thao tác của thuật toán tìm kiếm tuần tự: 1, 2, 3, 5.
Thao tác của thuật toán tìm kiếm nhị phân: 4, 6, 7.
Câu 4 (1 điểm)
Vòng lặp 1.
Vòng lặp 2.
Vòng lặp 3.
Vòng lặp 4.
Vòng lặp 5.
Đáp án bài tập tự luận (6 điểm)
- Câu 1: a – 2, b – 4, c – 5, d – 3, f – 1.
- Câu 2: a) Đưa hình ảnh lên lớp trên cùng.
b) Đưa hình ảnh lên một lớp.
c) Đưa hình ảnh xuống lớp dưới cùng.
d) Đưa hình ảnh xuống một lớp. - Câu 3: Thao tác của thuật toán tìm kiếm tuần tự: 1, 2, 3, 5.
Thao tác của thuật toán tìm kiếm nhị phân: 4, 6, 7. - Câu 4: Vòng lặp 1. Vòng lặp 2. Vòng lặp 3. Vòng lặp 4. Vòng lặp 5.
Tổng điểm: 10/10 điểm
Hãy tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Tin học 7 và cùng chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Học cùng PRAIM để đạt thành tích cao trong môn Tin học 7. PRAIM
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.