Hướng dẫn giải Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học sách giáo khoa Vật lí 6. Nội dung trả lời câu hỏi vận dụng 1 2 3 4 5 6 bài 17 trang 54 55 sgk Vật lí 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 6.
Lý thuyết
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi vận dụng 1 2 3 4 5 6 bài 17 trang 54 55 sgk Vật lí 6, chúng ta hãy ôn lại kiến thức của các bài trước:
1. Bài 1. Đo độ dài
2. Bài 2. Đo độ dài (tiếp theo)
3. Bài 3. Đo thể tích chất lỏng
4. Bài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước
5. Bài 5. Khối lượng – Đo khối lượng
6. Bài 6. Lực – Hai lực cân bằng
7. Bài 7. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
8. Bài 8. Trọng lực – Đơn vị lực
9. Bài 9. Lực đàn hồi
10. Bài 10. Lực kế – Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
11. Bài 11. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
12. Bài 12. Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
13. Bài 13. Máy cơ đơn giản
14. Bài 14. Mặt phẳng nghiêng
15. Bài 15. Đòn bẩy
16. Bài 16. Ròng rọc
Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi vận dụng 1 2 3 4 5 6 bài 17 trang 54 55 sgk Vật lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Câu hỏi vận dụng
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi vận dụng 1 2 3 4 5 6 bài 17 trang 54 55 sgk Vật lí 6 của Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:
1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 17 trang 54 sgk Vật lí 6
Hãy dùng các từ có trong 3 ô sau để viết thành 5 câu khác nhau:
Trả lời:
– Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
– Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
– Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
– Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
– Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 17 trang 54 sgk Vật lí 6
Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Chỉ có chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Trả lời:
Chọn đáp án C.
Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 17 trang 54 sgk Vật lí 6
Có ba hòn bi kích thước bằng nhau, được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi đó có một hòn bằng sắt, một hòn bằng nhôm và một bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt? Hòn nào bằng nhôm? Hòn nào bằng chì? Chọn cách trả lời đúng trong ba cách trả lời A, B, C.
Trả lời:
Các hòn bi có thể tích như nhau nhưng khối lượng khác nhau. Căn cứ vào bảng KLR của các chất thì ta có:
Dchì > Dsắt > Dnhôm
Vậy câu trả lời đúng là cách B: Hòn bi 1: bằng chì, hòn bi 2 bằng sắt và hòn bi 3 bằng nhôm.
4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 17 trang 55 sgk Vật lí 6
Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau
a) Khối lượng riêng của đồng là 8900 …
b) Trọng lượng của một con chó là 70 …
c) Khối lượng của một bao gạo là 50 …
d) Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 …
e) Thể tích nước trong một bể nước là 3 …
Trả lời:
a) Khối lượng của đồng là 8900 kg trên mét khối.
b) Trọng lượng của một con chó là 70 niutơn.
c) Khối lượng của một bao gạo là 50 kílôgam.
d) Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niutơn trên mét khối.
e) Thể tích nước trong bể là 3 mét khối.
5. Trả lời câu hỏi 5 Bài 17 trang 55 sgk Vật lí 6
Hãy chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng…
b) Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng 2 thường dùng một….
c) Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng …
d) Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một … Nhờ thế người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn
Trả lời:
a) Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng mặt phẳng nghiêng.
b) Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao ximăng lên tầng hai thường dùng một ròng rọc cố định.
c) Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao 10cm để kê hòn đá xuống dưới thì phải dùng đòn bẩy.
d) Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một ròng rọc động. Nhờ thế, người ta có thể nhấc được những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lực của cỗ máy
6. Trả lời câu hỏi 6 Bài 17 trang 55 sgk Vật lí 6
a) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo?
b) Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo?
Trả lời:
a) Cái kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo là vì kim loại cứng nên cần phải giảm bớt lực tác dụng so với lực cần cắt để người ít tốn sức.
Hoặc: Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
b) Kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo là vì vải và tóc mềm không cần lực lớn có thể cắt đứt được chúng để tránh việc nhấc tay cầm kéo ra xa mỗi lần cắt và đường cắt được dài.
Hoặc: Bù lại tay được lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài theo tờ giấy.
Câu trước:
- Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Bài 17 trang 53 sgk Vật lí 6
Câu tiếp theo:
- Giải trò chơi ô chữ Bài 17 trang 56 sgk Vật lí 6
Xem thêm:
- Các bài Vật lí 6 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 6
- Để học tốt môn Sinh học lớp 6
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 6
- Để học tốt môn GDCD lớp 6
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk vật lí 6 với trả lời câu hỏi vận dụng 1 2 3 4 5 6 bài 17 trang 54 55 sgk Vật lí 6!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.