Với bộ 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 có ma trận, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Tiếng Việt 2.
10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận đề thi học kì I môn Tiếng Việt 2 – Kết nối
STT
Chủ đề
Mức 1 Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Mức 4
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Số câu
1
1
2
Số điểm
1
1
2
Đọc hiểu
Số câu
2
2
1
5
Số điểm
1
1
1
3
2
Viết
Nghe viết
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tập làm văn
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
3
Tổng số câu
9 câu
Tổng số điểm
10 điểm
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
RỒNG RẮN LÊN MÂY
Rồng rắn lên mây là một trò chơi vui nhộn. Năm, sau bạn túm áo nhau làm rồng rắn. Một bạn làm thầy thuốc, đúng đối diện với rồng rắn. Rồng rắn vừa đi vòng vèo vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Thấy cây núc nác
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp. Nếu thầy nói “có” thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con và đồng ý cho thấy bắt khúc đuôi.
Thầy thuốc tìm cách bắt khúc đuôi. Bạn làm đầu dang tay can thầy thuốc, bạn làm đuôi tìm cách tránh thầy. Nếu bạn khúc đuôi để thay bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm đuôi. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
(Theo 10 trò chơi dân gian dành cho trẻ Mầm non)
1. Theo em, những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào?
2. Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để làm gì?
II. Đọc – hiểu
Có chí thì nên
Trước đây, Tuấn rất sợ môn chính tả. Nhưng rồi cả mẹ và cô giáo đều nói rằng ai cũng có thể viết đẹp nếu biết cố gắng. Vì vậy hằng ngày, Tuấn rất chăm chỉ tập viết. Lúc đầu, Tuấn viết còn chưa đẹp và nhiều lỗi. Nhưng em không nản chí. Càng ngày, Tuấn càng tiến bộ. Chữ em bây giờ đều đặn, thẳng hàng và rất đẹp. Bài chính tả của em luôn được điểm mười. Đúng là có chí thì nên.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Tuấn sợ học nhất môn gì?
a. Chính tả
b. Toán
c. Tiếng Anh
Câu 2: Tuấn có những đức tính tốt gì trong học tập?
a. Chăm chỉ
b. Lười học
c. Ham chơi
Câu 3: Sau những cố gắng Tuấn đã đạt kết quả như thế nào?
a. Chữ xấu
b. Chữ em bây giờ đều đặn, thẳng hàng và rất đẹp
c. Được cô giáo khen
Câu 4: Qua câu chuyện của Tuấn em rút ra được bài học gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Điền vào chỗ chấm ao hay au :
– m…… gà; l……. sậy; ông s………., hoa c………; chào m……….
B. VIẾT:
I. Nghe – viết: Có chí thì nên
II. Viết đoạn văn kể về hoạt động em tham gia cùng bạn
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Sự tích hoa tỉ muội
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
– Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
– Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
– Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.
Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
Theo Trần Mạnh Hùng
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: (0.5 điểm) Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
A. Cái gì cũng nhường em
B. Vòng tay ôm em ngủ
C. Nết thương Na
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?
A. Nết dìu Na chạy.
B. Nết cõng em chạy theo dân làng
C. Nết bế Na chạy
D. Nết dẫn em đi theo dân làng.
Câu 3: (0.5 điểm) Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa:
A. khóm hoa đỏ thắm.
B. khóm hoa trắng.
C. khóm hoa vàng.
D. khóm hoa xanh.
Câu 4: (1 điểm) Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu.
a. Từ ngữ chỉ hoạt động: …………………………………………………………………………………
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………………………
Câu 5: (0.5 điểm) Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào?
Câu 6: (1 điểm) Từ nào chỉ hoạt động?
A. ngôi trường
B. cánh hoa
C. đọc bài
D. bàn ghế.
Câu 7: (0.5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Mái tóc của mẹ mượt mà.
B. Bố em là bác sĩ.
C. Em đang viết bài.
D. Không trả lời cho câu hỏi nào.
Câu 8: (1 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm.
Bố: Nam ơi … Con hãy đặt một câu có từ đường nhé …
Con: Bố em đang uống cà phê…
Bố: Thế từ đường đâu…
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ…
Câu 9: (0.5 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp?
II. Viết
1. Chính tả: 15 phút (4điểm)
NHÍM NÂU KẾT BẠN
(Sách Tiếng Việt 2,tập 1/91)
(Viết đoạn: Từ “Thấy nhím trắng đến lạnh giá”.)
2. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với người thân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Bài đọc: Làm việc thật là vui (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 20 – SGK Kết nối tri thức với cuộc sống).
– Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật … đến cũng vui”).
– Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:
Đàn Gà mới nở
Đàn gà mới nở
Lông vàng mát dịu
Mắt đẹp sáng ngời
Ôi! Chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm!
Mẹ dang đôi cánh
Con biến vào trong
Mẹ ngẩng đầu trông
Bọn diều, bọn quạ.
Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé tí
Líu ríu chạy sau.
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
PHẠM HỔ
Khoanh vào đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu bài tập:
Câu 1: (1 điểm) Đàn gà con những hình ảnh nào đẹp?
a. Lông vàng mát dịu.
b. Mắt đen sáng ngời.
c. Chúng như những hòn tơ nhỏ đang lăn tròn trên sân, trên cỏ.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Gà mẹ bảo vệ con bằng cách nào?
a. Đưa con về tổ.
b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.
c. Đánh nhau với bọn diều, quạ.
d. Ngẩng đầu trông rồi cùng đàn con tìm chỗ trốn.
Câu 3: (1 điểm) Những từ nào chỉ các con vật trong bài thơ?
a. Gà, cún.
b. Gà, diều, quạ, bướm.
c. Gà con, gà mẹ, vịt xiêm.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: (1 điểm) Trong các từ sau, những từ nào chỉ hoạt động của đàn gà?
a. Đi, chạy.
b. Bay, dập dờn.
c. Lăn tròn, dang.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 5: (1 điểm) Gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.
Câu 6: (1 điểm) Đặt 1 câu kể về một loài chim em thích
…………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: Phần thưởng
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) nói về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc anh, chị em họ) của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Có công mài sắt, có ngày nên kim
1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
– Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
– Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
– Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:
– Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
TRUYỆN NGỤ NGÔN
Trả lời câu hỏi: Câu chuyện em vừa đọc đã khuyên em điều gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Ngày hôm qua đâu rồi?
(SGK Kết nối tri thức 2, tập 1, trang 13).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
a. Tờ lịch cũ đâu rồi?
b. Ngày hôm qua đâu rồi?
c. Hoa trong vườn đâu rồi?
d. Hạt lúa mẹ trồng đâu rồi?
2. Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?
a. Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
b. Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.
c. Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.
d. Tất cả các ý trên.
3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
a. Thời gian rất cần cho bố.
b. Thời gian rất cần cho mẹ.
c. Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.
d. Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.
4. Từ nào chỉ đồ dùng học tập của học sinh?
a. Tờ lịch.
b. Vở.
c. Cành hoa.
d. Hạt lúa.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: Có công mài sắt có ngày nên kim
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Làm việc thật là vui
– Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật … đến cũng vui”).
– Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Phần thưởng
Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt… Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
2.Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:
– Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
Phỏng theo BLAI-TƠN
(Lương Hùng dịch)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện nói về ai?
a. Bạn Minh.
b. Bạn Na.
c. Cô giáo.
d. Bạn Lan.
2. Bạn Na có đức tính gì?
a. Học giỏi, chăm chỉ.
b. Thích làm việc.
c. Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
d. Nhường nhịn bạn bè, có tinh thần vượt khó.
3. Vì sao bạn Na được nhận thưởng?
a. Na ngoan ngoãn, tốt bụng, biết san sẻ và giúp đỡ các bạn.
b. Na học giỏi đều các môn.
c. Na là một cán bộ lớp.
d. Na biết nhường nhịn các bạn.
4. Khi Na nhận thưởng, những ai vui mừng?
a. Bố Na.
b. Mẹ Na.
c. Bạn học cùng lớp với Na.
d. Bạn Na, cô giáo, mẹ của bạn Na và cả lớp.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: Phần thưởng
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về người bạn của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhòa
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Ngày đầu tiên đi học ai dắt em đến trường?
a. Cô giáo
b. Mẹ
c. Bố
Câu 2: Bạn nhỏ vừa đến trường trong tâm trạng thế nào?
a. Vui vẻ
b. Buồn
c. Vừa đi vừa khóc
Câu 3: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của cô giáo với bạn nhỏ?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Điền vào chỗ chấm
a. iên hay iêng:
s……… năng; lười b…….; k……… thức
b. ui hay uy:
h…….. hiệu; t………. xách; s……… nghĩ
Câu 5: Điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ chấm:
– Cô giáo……………… bài lên bảng.
– Bạn Hiền …………. rất chăm chỉ.
– Chúng ta đang ……….. trong giờ thể dục.
Câu 6: Trả lời câu hỏi:
a. Những môn học trong ngày thứ hai của lớp em:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Những ngày trong tuần lớp em có hai tiết Chính tả:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chính tả: Chép bài “Ngày đầu tiên đi học”
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Cô giáo lớp em
Cô giáo Mai dạy lớp 2A1 của chúng tôi. Cô có dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai. Khi chúng tôi viết sai, cô tận tình uốn nắn từng nét chữ. Khi chúng tôi trả lời bài chưa đúng, cô luôn nhẹ nhàng chỉ bảo. Thỉnh thoảng, cô lại dành thời gian kể cho chúng tôi nghe chuyện cổ tích. Những buổi sinh hoạt cuối tuần, cô luôn có quà cho các bạn ngoan và được nhiều điểm tốt trong tuần. Phần thưởng của cô đã động viên chúng tôi học tập tốt hơn.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Cô giáo dạy lớp nào?
a. Lớp 2a1
b. Lớp 2a2
c. Lớp 2a3
Câu 2: Cô giáo tên là gì?
a. Cô Mai
b. Cô Hà
c. Cô Huệ
Câu 3: Hình dáng cô giáo như thế nào?
a. Dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai.
b. Dáng người thấp.
c. Dáng người cao cao.
Câu 4: Phần thưởng của cô đã giúp các bạn điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Viết những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài đọc trên
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Luyện tập
Câu 1: Tìm các từ chỉ hoạt động có:
– Vần uôn: ……………………………………………………………………………………
– Vần uông: ………………………………………………………………………………….
Câu 2: Viết một đoạn văn ( 3 câu) nói về thầy cô giáo dạy em.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3: Chính tả: Chép bài “Cô giáo lớp em
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Dậy sớm
Tinh mơ em dậy sớm
Rửa mặt rồi đến trường
Em bước vội trên đường
Núi giăng hàng trước mặt
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
– Ồ, núi ngủ lười không!
Giờ mới đang rửa mặt.
Thanh Hào
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: bạn nhỏ dậy sớm để làm gì?
a. Đi chơi
b. Về quê
c. Đến trường
Câu 2: Trên đường đi bạn nhỏ nhìn thấy những gì?
a. Núi giăng hàng trước mặt
b. Cánh đồng lúa chín
c. Hàng cây trên đường
Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Đặt 1 câu với từ chỉ sự vật, một câu với từ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Ghi lại lời mời, nhờ của em trong các tình huống sau:
a. Em nhờ em gái lấy hộ quyển sách trên bàn học.
→
b. Một người họ hàng xa đén chơi, em mời cô (chú) vào nhà chơi.
→
Câu 6: Viết một đoạn văn (3-5 câu) nói về trường em.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chính tả: Tập chép bài “Dậy sớm”
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Giai thoại về Lương Thế Vinh
Một lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sứ thần Trung Hoa nhờ Lương Thế Vinh làm gì?
a. Cân voi
b. Cân thuyền
c. Đếm voi
Câu 2: Lương Thế Vinh đã cân voi bằng cách nào?
a. Cân voi trực tiếp
b. Cân thuyền
c. Cho voi đứng lên thuyền đánh dấu mức chìm và cân số đá đã đánh dấu
Câu 3: Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Tìm những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn trên.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Đặt câu theo kiểu Ai là gì?
– Với từ “Lương Thế Vinh”:
→
– Với cụm từ “sứ thần Trung Hoa”:
→
Câu 6: Viết đoạn văn (3 – 5 câu) kể về cô giáo em.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chính tả: Tập chép bài “Giai thoại về Lương Thế Vinh”
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Thỏ thẻ
Hôm nào ông có khách
Để cháu đun nước cho
Nhưng cái siêu nó to
Cháu nhờ ông xách nhé !
Cháu ra sân rút rạ
Ông phải ôm vào cơ
Ngọn lửa nó bùng to
Cháu nhờ ông dập bớt
Khói nó chui ra bếp
Ông thổi hết khói đi
Ông cười xoà : “Thế thì
Lấy ai ngồi tiếp khách ?”
Hoàng Tá
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bài thơ nói về những ai?
a. Ông
b. Cháu
c. Ông và cháu
Câu 2: Ông nhờ cháu làm việc gì?
a. Nấu cơm
b. Đun nước
c. Tiếp khách
Câu 3: Cháu làm những việc đó cùng ai?
a. Làm một mình
b. Làm cùng mẹ
c. Làm cùng ông
Câu 4: Hai ông cháu cùng nhau làm những việc gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
Chăng thơm cung thê hoa nhài
Dâu không thanh lịch cung người Tràng An.
Câu 6: Tìm và viết các từ ngữ chỉ họ hàng:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7: Viết một đoạn văn tả về bà của em.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chính tả: Tập chép bài “Thỏ thẻ”
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Xem thử
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay khác:
-
Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
-
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
-
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 tải nhiều nhất
-
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
-
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 tải nhiều nhất
-
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)
-
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
-
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 tải nhiều nhất
-
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.