54 lượt xem

đề Thi Gdcd 8 Giữa Kì 1

Trọn bộ 10 đề thi GDCD 8 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi GDCD 8.

Top 10 Đề thi GDCD 8 Giữa kì 1 năm 2023 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 KNTT Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 CTST Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi GDCD 8 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
  • Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức (có đáp án)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều (có đáp án)

    Xem đề thi

Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 KNTT Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 CTST Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Yêu nước.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử.

B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử – văn hóa.

D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.

Câu 3. Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử – văn hóa.

C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng.

D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu.

Câu 4. Những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống gia đình.

B. Truyền thống dòng họ.

C. Truyền thống vùng miền.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 5. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 6. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

B. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.

C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong thuật ngữ sau: “……là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới”.

A. Bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Đa dạng của các dân tộc.

C. Bản sắc văn hóa phong phú.

D. Đa dạng của các nền văn hóa.

Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người Thái, Lào và người Khơ-me là

A. lễ hội Té nước.

B. lễ hội hoa anh đào.

C. lễ hội Rio Carnival.

D. lễ hội pháo hoa Busan.

Câu 11. Hanbok là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào?

A. Hàn quốc.

B. Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha.

D. Nam Phi.

Câu 12. Lễ hội nào dưới đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam)?

A. Lễ Cấp sắc.

B. Lễ hội Té nước.

C. Lễ hội cồng chiêng.

D. Lễ khai ấn đền Trần.

Câu 13. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều

A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

Câu 14. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.

B. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

D. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

C. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.

B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.

C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.

D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.

D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.

Câu 17. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động.

C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?

A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”.

B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”.

C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”.

Câu 19. . Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?

A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép.

Xem thêm  Nguyễn Duy Trinh: Từ Nhà Tù Đến Siêu Ngoại Giao

B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong.

D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè.

Câu 20. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Câu 21. Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào sau đây?

A. Tinh thần hiếu học.

B. Lao động cần cù.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 22. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.

Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa cần cù, sáng tạo trong học tập?

A. Bạn V.

B. Bạn M.

C. Cả hai bạn V và M.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 24. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Trong tình huống trên, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?

A. Anh K.

B. Chị X.

C. Anh K và chị X.

D. Không có nhân vật nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

a) Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.

b) Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.

c) Bạn Y làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. H mơ ước sau này được đi du lịch nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu, học hỏi cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác. T nói với H: “Nhà cậu làm gì có điều kiện mà đi như thế!”

Câu hỏi: Nếu là bạn của T, em sẽ khuyên T điều gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 – 2024

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Yêu nước.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử.

B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử – văn hóa.

D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.

Câu 3. Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử – văn hóa.

C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng.

D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu.

Câu 4. Những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống gia đình.

B. Truyền thống dòng họ.

C. Truyền thống vùng miền.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 5. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 6. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

B. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.

C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong thuật ngữ sau: “……là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới”.

A. Bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Đa dạng của các dân tộc.

C. Bản sắc văn hóa phong phú.

D. Đa dạng của các nền văn hóa.

Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người Thái, Lào và người Khơ-me là

A. lễ hội Té nước.

B. lễ hội hoa anh đào.

C. lễ hội Rio Carnival.

D. lễ hội pháo hoa Busan.

Câu 11. Hanbok là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào?

A. Hàn quốc.

B. Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha.

D. Nam Phi.

Câu 12. Lễ hội nào dưới đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam)?

A. Lễ Cấp sắc.

B. Lễ hội Té nước.

C. Lễ hội cồng chiêng.

D. Lễ khai ấn đền Trần.

Câu 13. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều

A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

Câu 14. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.

Xem thêm  Huỳnh Thiếu Kỳ: Ngôi sao Đài Loan với cuộc sống đáng ngưỡng mộ

B. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

D. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

C. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.

B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.

C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.

D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.

D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.

Câu 17. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động.

C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?

A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”.

B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”.

C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”.

Câu 19. . Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?

A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép.

B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong.

D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè.

Câu 20. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Câu 21. Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào sau đây?

A. Tinh thần hiếu học.

B. Lao động cần cù.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 22. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.

Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa cần cù, sáng tạo trong học tập?

A. Bạn V.

B. Bạn M.

C. Cả hai bạn V và M.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 24. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Trong tình huống trên, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?

A. Anh K.

B. Chị X.

C. Anh K và chị X.

D. Không có nhân vật nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

c) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.

d) Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy chia sẻ 4 việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Thiếu trách nhiệm.

C. Đoàn kết, nhân nghĩa.

D. Vô kỉ luật.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Truyền thống vùng miền.

B. Truyền thống gia đình.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Truyền thống dòng họ.

Câu 3. Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.

C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

Câu 4. Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù.

C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử – văn hóa.

D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Câu 5. Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 6. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Câu 7. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.

Xem thêm  Chuyến phiêu lưu với Jiosaavn Pro Mod Apk 7.3.1 (premium Unlocked)

C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.

D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

Câu 8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, bạn S không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập. Nếu là bạn cùng lớp với S, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng tình với bạn S vì ý kiến này rất hợp lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên bạn S nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.

D. Chê bai S vì S thiếu ý thức giữ gìn truyền thống.

Câu 9. “Sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Đa dạng của các dân tộc.

C. Bản sắc văn hóa phong phú.

D. Đa dạng của các nền văn hóa.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

A. Tỏ thái độ và hành động kì thị đồng bào dân tộc thiểu số.

B. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu.

C. Tôn trọng tiếng nói, trang phục, tập quán… của các dân tộc.

D. Bắt chước máy móc phong tục, tập quán của các dân tộc khác.

Câu 11. Pizza là món ăn có xuất xứ từ quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. I-ta-li-a.

C. Hàn Quốc.

D. Hoa Kỳ.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nhật Bản?

A. Mặc Kimono vào dịp lễ tết, cưới hỏi,…

B. Tổ chức lễ hội Té nước vào dịp đầu năm.

C. Mặc Hanbok vào dịp lễ tết, cưới hỏi,…

D. Sử dụng kim chi trong bữa ăn hằng ngày.

Câu 13. Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua việc: mỗi dân tộc đều

A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu.

B. Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi bản sắc của dân tộc mình.

C. Đoàn kết, tôn trọng là một trong những việc làm chống phân biệt chủng tộc.

D. Chỉ nên tôn trọng, tiếp thu và học hỏi những nền văn hóa lớn trên thế giới.

Câu 15. Em nên đồng tình với ý kiến của nhân vật nào dưới đây?

A. Bạn T nghĩ “chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có”.

B. Anh P nghĩ: “nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài”.

C. Chị Q cho rằng: “mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi”.

D. Anh K cho rằng: “không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài”.

Câu 16. Bạn V (có bố là người An-giê-ri) mới chuyển đến học tập tại trường Trung học cơ sở X, bạn được xếp vào lớp 8A. Khi V đang giới thiệu về mình, bạn T đã cười cợt và thì thầm với các bạn xung quanh rằng: “Sao bạn này đen thế nhỉ, nhìn là không muốn chơi cùng rồi”. Nếu là bạn cùng lớp với V và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Cùng với bạn T trêu chọc về màu da của bạn V.

B. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn V.

D. Khuyên T không nên trêu chọc V; động viên, giúp đỡ V.

Câu 17. “Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cần cù.

B. Sáng tạo.

C. Kiên trì.

D. Nhẫn nại.

Câu 18. Lao động sáng tạo được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Chăm chỉ, chuyên cần có trách nhiệm với công việc được giao.

B. Làm việc đều đặn và không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

C. Cố gắng, nỗ lực để hoàn thành đúng hạn công việc được giao.

D. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

Câu 19. Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. được mọi người yêu mến và quý trọng.

C. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Câu 20. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập, lao động?

A. “Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”.

B. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

C. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

D. “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

A. Gúp con người nâng cao hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng.

B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng đất nước.

C. Suy giảm năng suất và chất lượng lao động của con người.

D. Giúp ta nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

Câu 22. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

C. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất cần thiết của con người.

D. Cần chăm chỉ và nỗ lực để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo.

Câu 23. Trong tình huống dưới đây, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?

Tình huống. Bạn N và H là học sinh lớp 8A. Hai bạn rất chăm chỉ, cần mẫn học tập. Ngoài giờ học, hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khóa và làm đồ thủ công mang bán. Trong khi đó, bạn M (là bạn cùng lớp với N và H), lại thường xuyên chơi điện tử, từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa do lớp và nhà trường tổ chức. Khi được N và H góp ý, thì M cho rằng: “Các cậu chỉ nên tập trung vào học các môn chính khóa trên lớp thôi, tham gia các hoạt động ngoại khóa có thu được lợi ích gì đâu”.

A. Bạn N và H.

B. Bạn N và M.

C. Bạn H và M.

D. Ba bạn N, H, M.

Câu 24. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập?

Tình huống. Tuy đã giải được bài toán khó, nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn. Thấy vậy, bạn C góp ý với M rằng: “Chỉ cần giải theo một cách quen thuộc để tìm ra đáp án đúng là được rồi, việc cậu suy nghĩ thêm cách giải là tốn công vô ích”.

A. Bạn M.

B. Bạn C.

C. Cả hai bạn M và C.

D. Không có bạn học sinh nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.

C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và làm rõ ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó.

Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 (sách cũ)

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.