58 lượt xem

Lenh Browse Fields Trong Visual Fox

Presentation on theme: “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU Microsoft Visual FoxPro”— Presentation transcript:

1 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU Microsoft Visual FoxProTS. ĐỖ QUANG VINH Hà Nội 1

2 I – TỔNG QUAN Microsoft Visual FoxProMỞ ĐẦU – VFP 9.0 SP2 phát hành vào năm 2007 YÊU CẦU HỆ THỐNG Máy tính PC Pentium Bộ nhớ 64 MB RAM (128 MB or cao hơn) Dung lượng đĩa cứng dành cho VFP MB Màn hình có độ phân giải 800 x 600, 256 màu hoặc High color 16-bit Ổ đĩa CD-ROM/DVD Chuột Hệ điều hành WINDOWS XP Tốt nhất là cài đầy đủ VFP9.0 SP2 từ đĩa CD ĐỖ QUANG VINH – HUC

3 KHỞI ĐỘNG Microsoft Visual FoxPro Cách 1: StartProgramMicrosoft Visual FoxPro 9 Cách 2: StartRun Cách 3: nháy vào biểu tượng Microsoft Visual FoxPro 9 trên màn hình nền Desktop CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC: 2 a. Chế độ tương tác b. Chế độ chương trình THOÁT KHỎI Visual FoxPro: lệnh QUIT ĐỖ QUANG VINH – HUC 3

4 ĐỖ QUANG VINH – HUC

5 GIAO DIỆN HỆ THỐNG BẢNG CHỌN a. Bảng chọn menu b. Mục chọnc. Menu PopUp d. Menu Option CỬA SỔ LỆNH COMMAND TRỢ GIÚP HELP ĐỖ QUANG VINH – HUC

6 ĐỖ QUANG VINH – HUC

7 – Cú pháp tổng quát của lệnh VFP: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LỆNH Visual FoxPro – Lệnh của VFP là một chỉ thị cho VFP thực hiện một thao tác quản trị dữ liệu cụ thể. – Cú pháp tổng quát của lệnh VFP: <Lệnh VFP> [<phạm vi>] [<FIELDS <danh sách trường>] [<danh sách biểu thức>] [FORWHILE <biểu thức logic L>] + Bao gồm một số từ khoá để chỉ hành động và các phương thức hoạt động + Độ dài mỗi dòng lệnh không quá 254 ký tự + Không phân biệt ký tự hoa hay ký tự thường đối với các từ khoá hay các tên hàm mẫu + Cho phép chỉ cần viết 4 ký tự đầu ĐỖ QUANG VINH – HUC

8 – Phạm vi là miền tác động của lệnh khi thực hiện: 4 + ALL thao tác với tất cả các bản ghi + RECORD <n> thao tác với bản ghi thứ <n> + NEXT <n> thao tác với <n> bản ghi tiếp theo kể từ bản ghi hiện thời + REST thao tác với các bản ghi kể từ bản ghi hiện thời đến bản ghi cuối cùng CÁC KIỂU DỮ LIỆU – Kiểu ký tự C (Character) + có dạng một xâu ký tự thuộc bảng mã ASCII + có độ rộng tối đa là 254 ký tự + phân biệt giữa ký tự hoa và ký tự thường – Kiểu số thập phân N (Numeric) biểu diễn một giá trị số với tối đa 20 ký số kể cả phần nguyên, thập phân và dấu chấm thập phân ĐỖ QUANG VINH – HUC

9 – Kiểu ngày tháng D (Date) + ngày dương lịch từ 01/01/0001 đến 31/12/9999 + dạng mặc định là mm/dd/yy + Độ rộng cố định là 8 + dùng lệnh SET DATE và SET CENTURY ON – Kiểu Logic L (Logical) + chỉ lấy một trong hai giá trị: đúng .T. hoặc sai .F. + mặc định giá trị .T. lớn hơn .F. + có độ rộng cố định là 1 – Kiểu ký ức M (Memo) + văn bản có độ rộng  4000 ký tự + độ rộng khai báo = 4 – Kiểu chung G (General) + dùng để lưu trữ các đối tượng OLE + Độ rộng khai báo = 4 ĐỖ QUANG VINH – HUC

10 – Kiểu số dấu chấm động F (Float) – Kiểu số Integer – Kiểu số Double – Kiểu tài chính (Currency) HẰNG – Là đại lượng có giá trị không thay đổi – 4 loại hằng: + Hằng số + Hằng ký tự + Hằng logic + Hằng ngày tháng BIẾN – Là đại lượng có giá trị thay đổi – 3 loại biến: ĐỖ QUANG VINH – HUC

11 – Là các phép toán trên các giá trị nhằm sinh ra một giá trị mới + Biến bộ nhớ + Biến trường + Biến hệ thống TOÁN TỬ – Là các phép toán trên các giá trị nhằm sinh ra một giá trị mới – 4 loại toán tử: + Toán tử số học + Toán tử xâu ký tự + Toán tử quan hệ/ toán tử so sánh + Toán tử logic HÀM – Là một loại chương trình con – Xây dựng một thư viện các hàm mẫu – Cú pháp: <tên hàm>(danh sách đối số) ĐỖ QUANG VINH – HUC

12 ABS(x) cho biết trị tuyệt đối của số x SQRT(x) tính căn bậc 2 của x – Phân loại hàm: Hàm mẫu + Hàm số học ABS(x) cho biết trị tuyệt đối của số x SQRT(x) tính căn bậc 2 của x EXP(x) tính e mũ x LOG(x) tính loga cơ số e của x INT(x) lấy phần nguyên của x ROUND (x,n) làm tròn số x với n chữ số thập phân MAX(<biểu thức 1>,<biểu thức 2>) cho giá trị lớn nhất của hai biểu thức MIN(<biểu thức 1>,<biểu thức 2>) cho giá trị nhỏ nhất của hai biểu thức MOD(<biểu thức 1>,<biểu thức 2>) cho số dư của phép toán <biểu thức1> chia cho <biểu thức 2> VAL(s) trả lại giá trị số của xâu s ĐỖ QUANG VINH – HUC

13 LEN(s) cho biết độ dài của xâu s + Hàm xâu LEN(s) cho biết độ dài của xâu s LEFT(s,n) trích n ký tự bên trái xâu s RIGHT(s,n) trích ký tự bên phải của xâu s SUBSTR(s,i,n) trích n ký tự của xâu s kể từ ký tự thứ i REPLICATE(s,n) tạo một xâu gồm n lần xâu s SPACE(n) tạo một xâu gồm n ký tự trắng LTRIM(s) cắt các dấu trắng bên trái xâu s RTRIM(s) cắt các dấu trắng bên phải xâu s ALLTRIM(s) cắt các dấu trắng ở hai bên xâu s TRIM(s) UPPER(s) biến tất cả các chữ cái trong xâu s thành chữ hoa LOWER(s) biến tất cả các chữ cái trong xâu s thành chữ nhỏ PROPER(s) STR(x,n,m) trả lại giá trị xâu của số x, gồm n ký tự với m chữ số lẻ ASC(s) cho biết mã ASCII của ký tự đầu tiên trong xâu s ĐỖ QUANG VINH – HUC

14 CHR(n) cho biết ký tự có mã ASCII là n AT(t,s) cho biết vị trí đầu tiên xâu con t xuất hiện trong xâu s, nếu không tìm thấy t trong s, hàm trả lại giá trị 0 + Hàm ngày tháng CTOD(s) chuyển đổi xâu s sang kiểu ngày tháng D DTOC(d) chuyển đổi ngày D sang kiểu ký tự C DTOS(d) ‘yyyymmdd’ YEAR(d) cho biết giá trị số của năm trong ngày d MONTH(d) cho biết giá trị số của tháng trong ngày d DAY(d) cho biết giá trị số của ngày trong ngày d DOW(d) trả lại ngày trong tuần của ngày d (1 là chủ nhật, 2 là thứ hai , … ,7 là thứ bảy) DATE () cho biết giá trị của ngày hiện tại + Hàm đối với tệp dữ liệu DBF([<biểu thức số N>]) cho tên đầy đủ của tệp dữ liệu đang mở trong vùng làm việc thứ <biểu thức số N> ĐỖ QUANG VINH – HUC

15 ALIAS([<biểu thức số N>]) chỉ bí danh của tệp dữ liệu đang mở trong vùng làm việc thứ <biểu thức số N> BOF([<biểu thức số N>]) dùng để kiểm tra xem vị trí con trỏ có ở đầu tệp dữ liệu trong vùng <biểu thức số N> không? EOF([<biểu thức số N>]) dùng để kiểm tra xem vị trí con trỏ có ở cuối tệp dữ liệu trong vùng <biểu thức số N> không? DELETED([<biểu thức số N>]) cho giá trị .T. nếu bản ghi hiện thời trong vùng làm việc thứ <biểu thức số N> bị đánh dấu xoá FOUND([<biểu thức số N>]) cho giá trị .T. nếu lệnh tìm kiếm LOCATE … CONTINUE, SEEK, FIND trong vùng <biểu thức số N> tìm được một bản ghi ĐỖ QUANG VINH – HUC

16 SELECT() cho số hiệu của vùng làm việc hiện thờiRECCOUNT([<biểu thức số N>]) cho biết số bản ghi có trong bảng dữ liệu đang mở trong vùng <biểu thức số N> RECNO([<biểu thức số N>]) cho số hiệu của bản ghi hiện thời trong vùng <biểu thức số N> SELECT() cho số hiệu của vùng làm việc hiện thời + Hàm môi trường làm việc DISKSPACE() cho số byte còn trống trên ổ đĩa hiện thời OS() cho biết hệ điều hành đang sử dụng VERSION() cho biết ấn bản của VFP đang sử dụng ĐỖ QUANG VINH – HUC

17 cho giá trị <biểu thức 1> nếu <biểu thức logic L> là .T. , + Hàm logic IIF(<biểu thức logic L>, <biểu thức 1>, <biểu thức 2>) cho giá trị <biểu thức 1> nếu <biểu thức logic L> là .T. , ngược lại, hàm cho giá trị <biểu thức 2> BETWEEN(x, a, b) cho giá trị .T. nếu x nằm trong khoảng từ a đến b INLIST(x, a1, a2, …, an) cho giá trị .T. nếu x = a1 hoặc x = a hoặc x = an ĐỖ QUANG VINH – HUC

18 Hàm tự xây dựng của người sử dụng UDF (User Defined Function) FUNCTION TRICHTEN parameters s private t,j t = rtrim(s) j = rat(‘ ‘,t) t = substr(t,j) return padr(t,7) BIỂU THỨC – Là một tổ hợp các hằng, biến, hàm và toán tử – Phân loại biểu thức: biểu thức ký tự C, biểu thức số N, biểu thức logic L, biểu thức ngày tháng D ĐỖ QUANG VINH – HUC

19 – Trường (Field): Là một thuộc tính của đối tượng quản lý II – TẠO LẬP BẢNG DỮ LIỆU KHÁI NIỆM – Bảng dữ liệu: Là một tập hợp thông tin về một đối tượng quản lý và được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định – Trường (Field): Là một thuộc tính của đối tượng quản lý – Bản ghi (Record): Là các thông tin phản ánh về từng đối tượng được quản lý – Mỗi trường nhận một tên, kiểu dữ liệu và có độ rộng nhất định. Số lượng trường tối đa trong một bảng dữ liệu là 255 trường ĐỖ QUANG VINH – HUC

20 + Khai báo cấu trúc bảng dữ liệu TẠO LẬP BẢNG DỮ LIỆU – 2 bước: + Khai báo cấu trúc bảng dữ liệu + Nhập bản ghi dữ liệu vào bảng dữ liệu a. Tạo và khai báo cấu trúc bảng dữ liệu: 2 cách Cách 1: tại khung cửa sổ lệnh: CREATE <tên bảng dữ liệu> + Bước 1: tại khung cửa sổ lệnh, gõ: CREATE KHOSACH + Bước 2: khai báo từng trường như Tên trường (Name), Kiểu trường (Type), Độ rộng trường (Width), Phần thập phân (Decimal) … Cách 2: tạo cấu trúc bằng hộp thoại Table Designer ĐỖ QUANG VINH – HUC

21 ĐỖ QUANG VINH – HUC

22 Cách 2: tạo cấu trúc bằng hộp thoại Table Designer Bước 1: từ menu File, chọn New hoặc ấn 2 phím <Ctrl+N> để xuất hiện hộp thoại New. Chọn mục Table rồi chọn tiếp New File. Bước 2: hộp thoại CREATE xuất hiện Bước 3: Khai báo cấu trúc bảng dữ liệu b. Nhập bản ghi dữ liệu Cách 1: BROWSE Cách 2: APPEND hoặc INSERT ĐỖ QUANG VINH – HUC

23 ĐỖ QUANG VINH – HUC

24 LIỆT KÊ DỮ LIỆU Có 3 cách: – DISPLAY – LIST – BROWSE 24ĐỖ QUANG VINH – HUC

25 ĐỖ QUANG VINH – HUC

26 KHAI BÁO SỬ DỤNG BẢNG DỮ LIỆU Có 2 cách khai báo: Cách 1: Tại cửa sổ lệnh, gõ: USE <Tên bảng dữ liệu> Cách 2: Chọn lệnh FileOpen HIỂN THỊ CẤU TRÚC CỦA BẢNG DỮ LIỆU DISPLAY STRUCTURE [TO <PRINTER>] [TO FILE <tên tệp>] hoặc LIST STRUCTURE [TO <PRINTER>] [TO FILE <tên tệp>] ĐỖ QUANG VINH – HUC

Xem thêm  Câu ca dao và tục ngữ về học tập và rèn luyện con người

27 Cập nhật dữ liệu liên quan đến các trường hợp sau: III – CẬP NHẬT DỮ LIỆU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cập nhật dữ liệu liên quan đến các trường hợp sau: – Cập nhật có thể là việc huỷ bỏ một số bản ghi lỗi thời hoặc nhập sai gây dư thừa hay trùng lặp dữ liệu. – Cập nhật có thể liên quan đến việc chèn thêm bản ghi mới, xảy ra sau khi tệp dữ liệu đã được tạo lập, hoặc trong một chu kỳ xử lý – Cập nhật có thể là việc thay đổi nội dung của, thay đổi trị số một trường – Cập nhật cũng có thể liên quan đến dữ liệu đúng 2. CHÈN THÊM BẢN GHI: 2 cách + Chèn thêm vào giữa bảng dữ liệu INSERT ĐỖ QUANG VINH – HUC

28 + Chèn thêm vào cuối bảng dữ liệu – BROWSE – APPEND – APPEND FROM CHÈN THÊM BẢN GHI VÀO CUỐI BẢNG DỮ LIỆU APPEND – Chèn thêm một hoặc nhiều bản ghi mới vào cuối bảng dữ liệu – Cú pháp: APPEND [BLANK] [IN <n>/ <bí danh bảng dữ liệu>] [NOMENU] NỐI THÊM BẢN GHI VÀO CUỐI BẢNG DỮ LIỆU APPEND FROM ĐỖ QUANG VINH – HUC

29 USE <tệp tin nguồn> APPEND FROM <tệp tin trung gian> [<điều kiện>] CHÈN THÊM VÀO GIỮA BẢNG DỮ LIỆU INSERT – Cú pháp: INSERT [BLANK] [BEFORE] 3. SỬA ĐỔI DỮ LIỆU: 3 – CHANGE/ EDIT – BROWSE – REPLACE LỆNH EDIT/CHANGE – Cho phép hiệu chỉnh dữ liệu của bảng dữ liệu hiện thời – Cú pháp: ĐỖ QUANG VINH – HUC

30 EDIT/CHANGE [<phạm vi>] [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [FONT<tên font chữ> [, <cỡ chữ>]] [STYLE <kiểu chữ>] [FREEZE <tên trường>] [KEY <biểu thức1> [,<biểu thức 2>]] [LAST/ NOINIT] [LPARTITION] [NAME <tên đối tượng>] [NOAPPEND] [NOCLEAR] [NODELETE] [NOEDIT/ NOMODIFY] [NOLINK] [NOMENU] [NOOPTIMIZE] [NORMAL] [NOWAIT] LỆNH BROWSE – Là một trong những lệnh mạnh nhất của Visual FoxPro – Cú pháp: ĐỖ QUANG VINH – HUC

31 BROWSE [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L> [REST]] [FONT <tên font chữ> [,< cỡ chữ>]] [FORMAT] [STYLE <kiểu chữ>] [FREEZE <tên trường>] [KEY <biểu thức 1>] [,<biểu thức 2>]] [LOCK <n>] [LPARTITION] [NAME <tên đối tượng>] [NOAPPEND] [NOCLEAR] [NODELETE] [NOEDIT/ NOMODIFY] [NOLINK] [NOMENU] [NOLGRID] [NORGRID] [NOOPTIMIZE] [NOREFRESH] [NORMAL] [NOWAIT] [PARTITION <m>] [LEDIT] [REDIT] ĐỖ QUANG VINH – HUC

32 – Trường hợp muốn cập nhật nhiều bản ghi, trường – Cú pháp: LỆNH REPLACE – Trường hợp muốn cập nhật nhiều bản ghi, trường – Cú pháp: REPLACE <trường 1> WITH <biểu thức 1> [ADDITIVE] [,<trường 2> WITH <biểu thức 2> [ADDTIVE]] … [ phạm vi] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [IN <n>/ <bí danh bảng dữ liệu>] [NOOPTIMIZE] 4. XOÁ DỮ LIỆU: 2 mức + Mức 1: đánh dấu bản ghi / xoá logic  bản ghi không tham gia vào xử lý thông tin, nhưng vẫn tồn tại trong bảng dữ liệu và có thể phục hồi bằng lệnh RECALL ĐỖ QUANG VINH – HUC

33 Đánh dấu xoá bản ghi ở lệnh BROWSE + ấn tổ hợp phím <Ctrl+T> + Mức 2: xoá vật lý các bản ghi đã bị đánh dấu xoá  bản ghi bị xoá hoàn toàn, không tồn tại trong bảng dữ liệu, không thể phục hồi XOÁ LOGIC Lệnh DELETE – Cú pháp: DELETE [phạm vi] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>][IN <n>/ <bí danh bảng dữ liệu>] Đánh dấu xoá bản ghi ở lệnh BROWSE + ấn tổ hợp phím <Ctrl+T> + Chọn mục Table/Delete Record LỆNH SET DELETED ON/OFF XOÁ VẬT LÝ PACK ZAP ĐỖ QUANG VINH – HUC

34 – Phục hồi các bản ghi đã bị đánh dấu xóa – Cú pháp: PHỤC HỒI BẢN GHI – Phục hồi các bản ghi đã bị đánh dấu xóa – Cú pháp: RECALL [<phạm vi>] [FOR<biểu thức logic L>] [WHILE<biểu thức logic L>] [NOOPTIMIZE] 5. SỬA ĐỔI CẤU TRÚC BẢNG DỮ LIỆU – Cho phép thực hiện: + Xóa trường + Thêm trường + Đổi tên trường/ kiểu trường/ độ rộng trường + Thay đổi thứ tự các trường MODIFY STRUCTURE ĐỖ QUANG VINH – HUC

35 6. SAO CHÉP CẤU TRÚC BẢNG DỮ LIỆU LỆNH COPY STRUCTURE – Tạo lập một tệp dữ liệu mới, rỗng – Cú pháp: USE <tên bảng dữ liệu gốc> COPY STRUCTURE TO <tên bảng dữ liệu mới> [FIELDS <danh sách trường>] LỆNH APPEND FROM APPEND FROM <tên tệp nguồn>/ ?[FIELDS <danh sách trường>] [FOR<biểu thức logic L>][TYPE] DIF/ MOD/ SDF/ SYLK/ WK1/ WK3/ WKS/ FW2/ PDOX/ WR1/ WRK/ XLS/ XL5/ RPD/ DELIMITED[WITH Delimiter/WITH BLANK / WITH TAB]] [AS <n>] ĐỖ QUANG VINH – HUC

36 7. SAO LƯU CẤU TRÚC TỆP DỮ LIỆU LỆNH COPY STRUCTURE EXTENDED – Cú pháp: USE <tên bảng dữ liệu> COPY STRUCTURE EXTENDED TO <tên bảng sao lưu cấu trúc> [FIELDS <danh sách trường>] LỆNH CREATE FROM CREATE <bảng dữ liệu mới> FROM <bảng sao lưu cấu trúc> ĐỖ QUANG VINH – HUC

37 + Có thể sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.IV – SẮP XẾP VÀ CHỈ MỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ – 2 cách: + Sắp xếp vật lý SORT: lệnh SORT sẽ tạo ra tệp thứ hai cùng kích thước như tệp nguồn nhưng được sắp xếp theo một trật tự mới về mặt vật lý + Sắp xếp theo chỉ mục INDEX: đối với lệnh INDEX, tệp nguồn không thay đổi, nhưng một tệp chỉ mục (index file) được tạo ra theo tiêu chí cần sắp xếp + Trường/ biểu thức dùng làm tiêu chí để sắp xếp là khoá sắp xếp khi dùng SORT hoặc INDEX. + Có thể sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. ĐỖ QUANG VINH – HUC

38 + Bảng dữ liệu cần sắp xếp (bảng nguồn) là bảng hiện hành. 2. SẮP XẾP VẬT LÝ SORT – Cú pháp: SORT TO <tên bảng sắp xếp > ON <tên trường 1> [/A] [/D] [/C][,<tên trường 2> [/A] [/D] [/C], …] [ASCENDING | DESCENDING][<phạm vi>] [FOR <biểu thức logic L> | WHILE <biểu thức logic L>] [FIELDS <danh sách trường> | FIELD LIKE <Skeleton> | FIELD EXCEPT <Skeleton>] [NOOPTIMIZE] + Bảng dữ liệu cần sắp xếp (bảng nguồn) là bảng hiện hành. + <tên bảng sắp xếp > là tên bảng đã được sắp xếp (bảng đích) + <tên trường i> là trường thứ i dùng làm tiêu chí sắp xếp. Trường hợp dùng nhiều trường khoá thì tên các trường khoá phải được phân cách bằng dấu phẩy + Số trường khoá không hạn chế nhưng tổng độ dài của lệnh SORT không quá 254 ký tự ĐỖ QUANG VINH – HUC

39 + Trường khoá có thể là dữ liệu kiểu C, N, D, L + Có thể sắp xếp tăng dần [/A] hoặc giảm dần [/D]. Nếu không có tham số [/A] hoặc [/D] thì mặc định là tăng dần + Đối với trường khoá, nếu không có tham số [/A] hoặc [/D] thì sắp xếp tăng dần khi dùng từ khoá [ASCENDING] hoặc giảm dần khi dùng từ khoá [DESCENING] + Đối với trường kiểu C, nếu sắp xếp không phân biệt chữ hoa và chữ thường thì dùng từ khoá [/C] Nhận xét: – Yêu cầu dung lượng nhớ trống tối thiểu trên ổ đĩa  3 lần kích thước tệp cần sắp xếp – Sắp xếp đơn giản – Không cho phép sắp xếp theo trường khoá là biểu thức phức tạp, nghĩa là một phần của trường, biến bộ nhớ, hàm hoặc biểu thức ĐỖ QUANG VINH – HUC

40 – Chỉ thích hợp đối với các tệp dữ liệu nhỏ Đối với các tệp dữ liệu có kích thước lớn lệnh SORT có những nhược điểm sau đây: – Tốc độ sắp xếp chậm so với INDEX vì phải chép qua chép lại các bản ghi. Nếu tệp nhỏ ~ 1000 ÷ 2000 bản ghi thì tốc độ thực hiện chậm của lệnh SORT không thể hiện rõ, nhưng khi tệp lớn trên chục nghìn bản ghi thì tốc độ thực hiện rất chậm. – Các bản ghi của tệp đích không cùng số hiệu với các bản ghi tương ứng trong tệp dữ liệu nguồn – Gây khó khăn cho người dùng vì mỗi lần thực hiện lệnh SORT tạo ra một tệp dữ liệu mới cùng với tiêu chí sắp xếp ĐỖ QUANG VINH – HUC

41 PHÂN LOẠI TỆP CHỈ MỤC THEO TỔ CHỨC: 3 3. SẮP XẾP THEO CHỈ MỤC KHÁI NIỆM VỀ CHỈ MỤC – Sắp xếp theo chỉ mục được dựa trên nguyên tắc tương tự như bảng mục lục của một quyển sách PHÂN LOẠI TỆP CHỈ MỤC THEO TỔ CHỨC: 3 – Tệp chỉ mục độc lập .IDX (còn gọi là stand-alone IDX) – Tệp chỉ mục kết hợp .CDX structural – Tệp chỉ mục kết hợp .CDX non-structural PHÂN LOẠI TỆP CHỈ MỤC THEO SỬ DỤNG: 4 – Chỉ mục chính (primary index) – Chỉ mục dự bị (candidate index) – Chỉ mục thông thường (regular index) – Chỉ mục duy nhất (unique index) ĐỖ QUANG VINH – HUC

42 Tạo tệp chỉ mục bằng lệnh INDEX – Cú pháp: INDEX ON <biểu thức> TO <tên tệp IDX> | TAG <tên đính mục> [OF <tên tệp CDX>] [FOR <biểu thức logic L>] [COMPACT] [ASCENDING | DESCENDING] [UNIQUE | CANDIDATE] [ADDITIVE] Sử dụng bảng chọn để tạo tệp chỉ mục a. Mở bảng dữ liệu qua khung giao diện hoặc gõ lệnh USE <tên bảng dữ liệu> tại khung cửa sổ lệnh b. Chọn mục ViewBrowse để hiển thị bảng dữ liệu ở chế độ Browse hoặc gõ Browse tại cửa sổ lệnh c. Chọn mục ViewTable Designer, khung hội thoại Table Designer xuất hiện với thẻ mặc định là Fields d. Chọn thẻ Indexes ĐỖ QUANG VINH – HUC

43 e. Nhập tên tệp chỉ mục (hoặc tên đính mục)f. Sau khi nhập xong cột Name cột Type hiện lên giá trị mặc định là regular g. Tại cột Expression nhập biểu thức dùng làm trường khoá CÁCH THÀNH LẬP BIỂU THỨC CHỈ MỤC + Chỉ mục trên các biểu thức đơn giản + Chỉ mục trên các biểu thức phức tạp + Chỉ mục trên một biểu thức kiểu xâu + Chỉ mục trên nhiều trường có kiểu dữ liệu khác nhau + Dùng hàm mẫu có sẵn và UDF trong biểu thức chỉ mục Ví dụ: hàm UDF TRICHTEN(s) SỬ DỤNG CHỈ MỤC Mở tệp chỉ mục tại khung cửa sổ lệnh: 2 cách – USE INDEX – SET INDEX …

44 Lệnh SET INDEX – Dùng để mở một hoặc nhiều tệp chỉ mục .IDX hoặc .CDX của tệp dữ liệu hiện thời – Cú pháp: SET INDEX TO [<danh sách tệp chỉ mục>| ?] [ORDER <n>| <tên tệp chỉ mục .IDX>| [TAG] <tên đính mục> [OF <tên tệp .CDX>]] [ASCENDING | DESCENDING] [ADDITIVE] Lệnh USE INDEX USE [<tên bảng dữ liệu>|<SQLViewName>|<?>] [IN <n> | <bí danh bảng dữ liệu>] [AGAIN] [NOREQUERY [<nDataSessionNumber>]] [NODATA][INDEX <danh sách tệp chỉ mục>|<?> [ORDER [<n> | <tên tệp .IDX>[TAG] <tên đính mục> [OF <tên tệp .CDX>] [ASCENDING|DESCENDING]]]][ALIAS <bí danh bảng dữ liệu>] [EXCLUSIVE] [SHARED] [NOUPDATE] ĐỖ QUANG VINH – HUC

Xem thêm  Boosted - Ứng dụng giúp tăng năng suất và quản lý thời gian hiệu quả

45 Cập nhật các tệp chỉ mục REINDEX Lệnh SET ORDER – Chỉ định rõ ràng tệp .IDX trong danh sách <danh sách tệp chỉ mục> là tệp chỉ mục chủ/ chính (master index) – Cú pháp: SET ORDER TO [ <n> | <tên tệp chỉ mục .IDX>| [TAG] <tên đính mục> [OF <tên tệp .CDX>] [IN <n> | <bí danh bảng dữ liệu>] [ASCENDING | DESCENDING]] + Lệnh SET ORDER TO 0 hoặc SET ORDER TO huỷ tác dụng chỉ mục, nghĩa là tệp dữ liệu được liệt kê hoặc truy xuất theo thứ tự vật lý ban đầu nhưng các tệp chỉ mục vẫn đang mở Cập nhật các tệp chỉ mục REINDEX – Chỉ mục lại các tệp chỉ mục đã lỗi thời + Cách 1: USE <tên bảng dữ liệu> INDEX <danh sách tệp chỉ mục> REINDEX ĐỖ QUANG VINH – HUC

46 USE <tên bảng dữ liệu> + Cách 2: USE <tên bảng dữ liệu> SET INDEX TO <danh sách tệp chỉ mục> REINDEX Xoá tệp chỉ mục kiểu .IDX DELETE FILE [<tên tệp> | <?> Đóng các tệp chỉ mục SET INDEX TO CLOSE INDEX ĐỖ QUANG VINH – HUC

47 – Có 3 cách di chuyển con trỏ bản ghi: V – TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC KHÁI NIỆM CON TRỎ BẢN GHI – VFP tổ chức cơ chế con trỏ bản ghi (record pointer) dùng để xác định bản ghi hiện thời – Khi mở bảng dữ liệu, con trỏ bản ghi bao giờ cũng đặt ở bản ghi thứ nhất – Có 3 cách di chuyển con trỏ bản ghi: + Di chuyển tuyệt đối – lệnh GO/GOTO + Di chuyển tương đối – lệnh SKIP + Di chuyển “ẩn” nằm ngay trong các lệnh như: LIST, DISPLAY ALL, LOCATE/CONTINUE, SCAN, COUNT, AVERACE, SUM, TOTAL ĐỖ QUANG VINH – HUC

48 DI CHUYỂN TUYỆT ĐỐI – LỆNH GO/GOTO – Di chuyển con trỏ tới bản ghi mang số hiệu được chỉ định – Cú pháp: GO/ GOTO [RECORD] <n> [IN <vùng làm việc n> | <bí danh bảng dữ liệu>] < Biểu thức số N> GOTO TOP | BOTTOM [IN <vùng làm việc n> | <bí danh bảng dữ liệu>] DI CHUYỂN TƯƠNG ĐỐI – LỆNH SKIP – Di chuyển con trỏ về bản ghi nằm phía trước/ phía sau bản ghi hiện hành <n> bản ghi SKIP [+|-] [<n>] [IN <vùng làm việc n> | <bí danh bảng dữ liệu>] HÀM RECNO(), BOF() VÀ EOF() ĐỖ QUANG VINH – HUC

49 2. TÌM KIẾM ĐƠN GIẢN BẰNG LIỆT KÊ DỮ LIỆU LỆNH LIST/ DISPLAY – Cú pháp: LIST [ OFF] [<phạm vi>] [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L> | WHILE <biểu thức logic L>][NOCONSOLE][TO PRINTER [PROMPT] | TO FILE <tên tệp >] [NOOPTIMIZE] DISPLAY [ OFF] [<phạm vi>] [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L> | WHILE <biểu thức logic L>[NOCONSOLE][TO PRINTER [PROMPT] | TO FILE <tên tệp>] [NOOPTIMIZE] LỆNH BROWSE – Là một trong những lệnh mạnh nhất của Visual FoxPro ĐỖ QUANG VINH – HUC

50 – Cú pháp: BROWSE [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L>] [WINDOW <tên cửa sổ 1>] [IN WINDOW <tên cửa sổ 2> | IN SCREEN] [TITLE <biểu thức ký tự C>] [WIDTH <biểu thức số N1>] [LPARTTION] [PARTION <biểu thức số N2>] [NOLINK] [LEDIT] [REDIT] [LOCK<biểu thức số N3>] [FREEZE <tên trường>] [NOEDIT | NOMODIFY] [NOAPPEND] [NODELETE] 3. TÌM KIẾM TUẦN TỰ LỆNH LOCATE LOCATE FOR <biểu thức logic L> [<phạm vi>] [WHILE <biểu thức logic L>] [NOOPTIMIZE] LỆNH CONTINUE ĐỖ QUANG VINH – HUC

51 FIND <biểu thức tìm kiếm>4. TÌM KIẾM THEO CHỈ MỤC LỆNH SEEK LỆNH FIND HÀM SEEK() – Cú pháp: FIND <biểu thức tìm kiếm> – Tìm kiếm ngẫu nhiên bản ghi trong tệp dữ liệu đã được chỉ mục SEEK <biểu thức tìm kiếm> [ORDER <n> | <tên tệp chỉ mục .IDX> [TAG] <tên đính mục> [OF <tên tệp .CDX>]] [ASCENDING | DESCENDING] [IN <vùng làm việc n> | <bí danh bảng dữ liệu>] ĐỖ QUANG VINH – HUC

52 HẠN CHẾ THEO BẢN GHI – LỆNH SET FILTER HÀM SEEK() – Hàm SEEK() cũng thực hiện nhiệm vụ giống như lệnh SEEK, nghĩa là tìm kiếm trên bảng dữ liệu được chỉ mục để tìm ra sự tồn tại của bản ghi đầu tiên có trường khoá trùng khớp với <biểu thức>. – Cú pháp: SEEK(<biểu thức> [,<vùng làm việc n> | <bí danh bảng dữ liệu> [,<n> | <tên tệp chỉ mục .IDX> | <tên đính mục> ]]) HẠN CHẾ DỮ LIỆU HẠN CHẾ THEO BẢN GHI – LỆNH SET FILTER – Là việc thiết lập một cơ chế sao cho các thao tác sau đó chỉ được truy xuất các bản ghi cho phép. Đây là một trong những điểm quan trọng của một DBMS  quản lý và khai thác các tệp dữ liệu trở nên mềm dẻo và thuận tiện ĐỖ QUANG VINH – HUC

53 SET FILTER TO <biểu thức logic L> – Cú pháp: SET FILTER TO <biểu thức logic L> – Huỷ lọc đã đặt, dùng lệnh không tham số: SET FILTER TO HẠN CHẾ THEO TRƯỜNG – LỆNH SET FIELDS – Đặt lọc các trường chung cho các lệnh tiếp theo SET FIELDS TO <danh sách trường> – Hủy đặt lọc: SET FIELDS OFF SET FIELDS TO ALL SET FIELDS TO ĐỖ QUANG VINH – HUC

54 VI – THỐNG KÊ & TRÍCH LỌC DỮ LIỆUĐẾM SỐ BẢN GHI – CÚ PHÁP: COUNT [<phạm vi>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [TO <biến bộ nhớ>] – CHỨC NĂNG: Đếm số bản ghi trong bảng dữ liệu thoả mãn <biểu thức logic L> 2. TÍNH TỔNG SUM SUM [<phạm vi>] [<Danh sách trường số/ Biểu thức số N>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [TO <danh sách biến bộ nhớ>] Tính tổng các trường số hoặc các biểu thức số trong bảng dữ liệu thoả mãn <biểu thức logic L> ĐỖ QUANG VINH – HUC

55 3. TÍNH TRUNG BÌNH AVERAGE – CÚ PHÁP: AVERAGE [<phạm vi>] [<Danh sách trường số/Biểu thức số>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [TO <danh sách biến bộ nhớ>] – CHỨC NĂNG Tính trung bình các trường số hoặc các biểu thức số trong bảng dữ liệu thoả mãn <biểu thức logic L> 4. TÍNH TỔNG THEO NHÓM TOTAL TOTAL TO <tên bảng dữ liệu> ON <trường khoá> [<phạm vi>] [FIELDS <danh sách trường số>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] – CHỨC NĂNG: Tính tổng các giá trị bản ghi thuộc trường số của các bản ghi có cùng <biểu thức khoá> ĐỖ QUANG VINH – HUC

56 Các bước tiến hành lệnh tính tổng theo nhóm: + Bảng dữ liệu cần được tính tổng theo nhóm cần được sắp xếp trước đó bởi lệnh sắp xếp vật lý (SORT) hoặc chỉ mục (INDEX) theo biểu thức khoá Các bước tiến hành lệnh tính tổng theo nhóm: + Bước 1: sắp xếp bảng dữ liệu gốc theo <biểu thức khoá> hay còn gọi là tiêu chí phân nhóm + Bước 2: mở bảng dữ liệu đã sắp xếp theo <biểu thức khoá> + Bước 3: tính tổng theo nhóm + Bước 4: xem kết quả tính tổng theo nhóm – Mở bảng dữ liệu kết quả: USE <tên bảng dữ liệu kết quả> – Liệt kê dữ liệu: LIST/ DISPLAY/ BROWSE 5. TÍNH TOÁN HỖN HỢP CALCULATE – CÚ PHÁP: CALCULATE [<phạm vi>] [<Danh sách biểu thức>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] [TO <danh sách biến bộ nhớ>] ĐỖ QUANG VINH – HUC

57 <Danh sách biểu thức> bao gồm danh sách các hàm: CNT() – CHỨC NĂNG: Lệnh CALCULATE là tổng quát của các lệnh SUM, AVERAGE, COUNT … cho phép thực hiện đồng thời nhiều giá trị khác nhau trong cùng một lệnh trong đó: <Danh sách biểu thức> bao gồm danh sách các hàm: CNT() SUM(<biểu thức số N>) AVG(<biểu thức số N>) MAX(<biểu thức số N>) MIN(<biểu thức số N>) STD(<biểu thức số N>) VAR(<biểu thức số N>) ĐỖ QUANG VINH – HUC

58 6. TRÍCH LỌC DỮ LIỆU COPY TO – CÚ PHÁP: COPY TO <Tên bảng dữ liệu> [<phạm vi>] [FIELDS<Danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L>] [WHILE <biểu thức logic L>] – CHỨC NĂNG: Tạo bảng dữ liệu mới được trích lọc từ bảng dữ liệu hiện thời, bao gồm những bản ghi thuộc <phạm vi> thoả mãn <biểu thức logic L> và những trường trong <danh sách trường> ĐỖ QUANG VINH – HUC

59 VII – QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG DỮ LIỆU1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC QUAN HỆ Trong xử lý dữ liệu, nhiều khi phải xử lý nhiều bảng có quan hệ với nhau đồng thời. Các mối quan hệ là mối quan hệ từ thực tế mang vào, hoặc là do phát sinh trong quá trình chuyển (phân tích) từ môi trường thực tế sang mô hình tin học. Xét các mối quan hệ, từ đó tìm ra phương thức xử lý nhiều bảng đồng thời. QUAN HỆ 1-1 QUAN HỆ 1-N, N-1 (1 – nhiều, nhiều – 1) QUAN HỆ M-N (nhiều – nhiều) QUAN HỆ BẮC CẦU QUAN HỆ ĐỒNG THỜI QUAN HỆ PHẢN THÂN ĐỖ QUANG VINH – HUC

60 VÙNG LÀM VIỆC VÀ LỆNH SELECT – Là vùng nhớ trong bộ nhớ RAM mà VFP dành cho việc mở bảng dữ liệu, cho phép tạo ra vùng làm việc được đánh số từ 1 đến 32767 – Trên một vùng làm việc ở một thời điểm chỉ có một bảng dữ liệu được mở, nếu mở bảng dữ liệu khác thì bảng hiện thời tự đóng lại – Muốn mở nhiều bảng đồng thời phải chọn cho mỗi bảng một vùng làm việc khác nhau bằng lệnh: SELECT <Số hiệu vùng> trong đó: <Số hiệu vùng> là vùng muốn chọn để mở bảng dữ liệu cho phép từ 1 ÷ 32767 + Việc chọn vùng làm việc không nhất thiết phải theo trật tự ĐỖ QUANG VINH – HUC

61 VÙNG LÀM VIỆC VÀ BÍ DANH ALIAS GÁN BÍ DANH CHO BẢNG DỮ LIỆU + Lệnh SELECT 0 chọn vùng làm việc có số vùng thấp nhất chưa dùng tới để mở bảng dữ liệu VÙNG LÀM VIỆC VÀ BÍ DANH ALIAS GÁN BÍ DANH CHO BẢNG DỮ LIỆU – Mỗi khi mở một bảng trên một vùng làm việc, VFP cho phép gán bí danh cho bảng ngoài tên khai sinh bằng lệnh: USE Tên bảng ALIAS <Bí danh> – Bí danh đặt theo quy tắc tên biến: bắt đầu bằng ký tự sau đó là số hoặc ký tự, không chứa dấu cách và dài  254 kí tự – Các bảng được mở đồng thời phải có bí danh khác nhau. – Nếu không gán bí danh cho bảng dữ liệu khi mở thì VFP tự đặt tên bí danh theo quy tắc: ĐỖ QUANG VINH – HUC

Xem thêm  Cổng Phụ Huynh Học Sinh: Đăng ký và Tra cứu Tuyển Sinh trực tuyến

62 CHỌN VÙNG LÀM VIỆC DỰA VÀO BÍ DANH + Lấy tên bảng làm tên bí danh. Nếu tên bảng thoả mãn tên biến và không bị trùng bí danh + Bí danh mặc định A ÷ J cho 10 vùng làm việc đầu tiên, các vùng còn lại là W11 ÷ W32767 CHỌN VÙNG LÀM VIỆC DỰA VÀO BÍ DANH – Khi đã mở bảng dữ liệu ở vùng làm việc nào đó có thể dùng lệnh SELECT bí danh để thay cho lệnh SELECT số hiệu vùng THAM KHẢO TRÊN CÁC VÙNG LÀM VIỆC KHÁC – Tại vùng hiện thời có thể mở bảng dữ liệu ở vùng khác bằng lệnh: USE Tên bảng IN Số hiệu vùng – Tại một vùng chỉ được mở một bảng, nhưng một bảng có thể mở ở nhiều vùng khác bằng từ khoá AGAIN: USE <tên bảng> AGAIN [ALIAS <bí danh>] ĐỖ QUANG VINH – HUC

63 VÙNG LÀM VIỆC VÀ CON TRỎ BẢN GHI – VFP quản lý riêng biệt từng bảng dữ liệu và các tệp liên quan đang mở của chúng như các tệp .CDX, .IDX, .FMT, .FPT – Đặc biệt có con trỏ bản ghi để quản lý vùng làm việc. Vì vậy, việc dịch chuyển con trỏ bản ghi vùng này không làm ảnh hưởng đến con trỏ bản ghi vùng khác, việc chuyển vùng làm việc từ vùng này sang vùng kia cũng không ảnh hưởng tới con trỏ bản ghi của các vùng đó, kể cả khi 1 bảng dữ liệu được mở ở nhều vùng khác nhau  Vì vậy, nếu không thiết lập mối quan hệ nào giữa các bảng dữ liệu thì con trỏ bản ghi trong các vùng khác nhau là hoàn toàn độc lập ĐỖ QUANG VINH – HUC

64 CHUYỂN ĐỔI VÙNG LÀM VIỆC HIỆN THỜI – Để làm việc được với nhiều bảng đồng thời, phải tham chiếu dữ liệu ở các bảng khác nhau, sẽ phải thường xuyên thay đổi vùng làm việc hiện thời – Lệnh SELECT ngoài công dụng xác định vùng làm việc của từng bảng dữ liệu còn cho phép di chuyển từ vùng này sang vùng khác – Một số dạng của lệnh SELECT: + SELECT <số hiệu vùng làm việc từ 1÷ 32767> + SELECT <Bí danh ngầm định A ÷ J> + SELECT <Bí danh được đặt bởi từ khoá ALIAS> + SELECT <Tên bảng dữ liệu> ĐỖ QUANG VINH – HUC

65 QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG DỮ LIỆU TRONG CÁC VÙNG KHÁC NHAU– Các bảng được mở ở các vùng làm việc khác nhau chỉ có quan hệ với nhau khi thiết lập được mối quan hệ giữa chúng bằng các lệnh SET RELATION, JOIN, UPDATE – Lệnh SET RELATION duy trì mối quan hệ một chiều từ bảng chủ tới bảng khách. Muốn có mối quan hệ đảo ngược chúng ta phải thiết lập lại mối quan hệ – Các lệnh JOIN, UPDATE chỉ duy trì mối quan hệ tạm thời giữa 2 bảng khi các lệnh này đang thi hành. Khi thi hành xong các bảng đó lại trở về trạng thái độc lập ĐỖ QUANG VINH – HUC

66 2. ĐẶT QUAN HỆ BẰNG LỆNH SET RELATION LỆNH SET RELATION – Nhiều trường hợp xử lý dữ liệu đòi hỏi phải tham khảo dữ liệu có liên quan với nhau ở các bảng khác nhau, phải thiết lập mối quan hệ giữa chúng bằng lệnh SET RELATION. Khi đó, có một cơ chế tự động lật các bản ghi của bảng dữ liệu khách tương ứng với sự dịch chuyển bản ghi của bảng hiện thời (bảng chủ). Cơ chế này được hoạt động theo một mối “quan hệ” đã được xác định từ trước giữa bảng chủ và bảng khách – Cú pháp: SET RELATION [<trường khóa 1> INTO <số hiệu vùng 1>| <bí danh 1>] [,< trường khóa 2> INTO <bí danh 2> …] [IN <số hiệu vùng>| <bí danh>] [ADDITIVE] ĐỖ QUANG VINH – HUC

67 Ví dụ: Để quản lý bạn đọc trong thư viện CLOSE ALL SELECT 2 USE KHOSACH ALIA KS INDEX ON SDK TO CMSDK SELECT 1 USE BANDOC SET RELATION TO SDK INTO KS BROWSE FIELDS SDK, HOTEN, KS.TENSACH, NGAYMUON, SONGAYQH=DATE()-NGAYMUON-15 CHÚ Ý KHI DÙNG LỆNH SET RELATION – Nếu một trong hai bảng thay đổi cấu trúc, đặc biệt là trường quan hệ thì quan hệ vẫn được duy trì, vì thế có thể gây ra những kết quả sai ĐỖ QUANG VINH – HUC

68 ĐỖ QUANG VINH – HUC

69 – Song, không được đặt quan hệ vòng Ví dụ: A  B  C  A– Không dùng lệnh COPY TO, SORT ON, JOIN … để tạo ra bảng kết quả mà bảng này là bảng khách – Không nên dùng lệnh SUM, AVERAGE theo biểu thức nào đó của bảng khách. – Thường thiết lập quan hệ từ bảng có nhiều bản ghi trùng khoá đến bảng mỗi khoá chỉ có 1 bản ghi duy nhất – Lập SET RELATION cho phép thiết lập mối quan hệ bắc cầu, trong đó một bảng vừa là khách của quan hệ này, vừa là chủ quan hệ khác. – Song, không được đặt quan hệ vòng Ví dụ: A  B  C  A ĐỖ QUANG VINH – HUC

70 3. KẾT NỐI CÁC BẢNG DỮ LIỆU BẰNG LỆNH JOIN HUỶ BỎ MỐI QUAN HỆ – Mở một quan hệ mới từ vùng hiện thời đến vùng khác sẽ cắt đứt quan hệ của vùng hiện thời đã có với các vùng khác – Đứng ở vùng làm việc của bảng chủ ra lệnh SET RELATION TO không có tham số – Đóng các bảng 3. KẾT NỐI CÁC BẢNG DỮ LIỆU BẰNG LỆNH JOIN – Dùng để tạo ra một bảng thứ ba từ hai bảng đang mở dựa trên một tiêu chuẩn nào đó đã định trước. Chọn 1 trong 2 bảng đã mở để kết nối ở vùng hiện thời, còn bảng kia ở một vùng khác. – Cú pháp: JOIN WITH <bí danh> TO <tên bảng kết quả> [FIELDS <danh sách trường>] [FOR <biểu thức logic L>] + Bảng thứ nhất ở vùng hiện thời, bảng thứ hai nhận diện bởi bí danh sau WITH ĐỖ QUANG VINH – HUC

71 – Ví dụ: quản lý sách thư viện có bảng BANDOC và bảng KHOSACH– Ví dụ: quản lý sách thư viện có bảng BANDOC và bảng KHOSACH. Tạo bảng thứ 3 là BDMS gồm trường SDK, TENSACH, SOTHE và HOTEN CLOSE ALL SELECT 2 USE KHOSACH ALIAS KS SELECT 1 USE BANDOC JOIN WITH KS TO SACHMUON FIELDS SOTHE, HOTEN, SDK, KS.TENSACH FOR SDK=KS.SDK SELECT 3 USE BDMS BROWSE ĐỖ QUANG VINH – HUC

72 ĐỖ QUANG VINH – HUC

73 4. CẬP NHẬT BẢNG CHÍNH TỪ CÁC BẢNG LIÊN QUAN UPDATE – Một trong những ứng dụng của việc mở nhiều bảng là có thể lấy dữ liệu từ bảng này cập nhật sang bảng khác. Bảng được cập nhật phải được mở ở vùng hiện hành, còn bảng chứa các dữ liệu để lấy phải được mở ở một vùng khác với <bí danh>. Để VFP biết được cần lấy dữ liệu từ những bản ghi nào của bảng có dữ liệu, sao chép sang bản ghi hiện hành của bảng cần nhập, chúng ta cần phải xác định một giá trị so khớp. Trường tính giá trị này được gọi là <trường khoá> và phải có mặt trong cả hai bảng. – Cú pháp: UPDATE ON <trường khoá > FROM <bí danh> REPLACE <trường 1> WITH <biểu thức 1> [<trường 2> WITH <biểu thức 2>, …] [RANDOM] ĐỖ QUANG VINH – HUC

74 a. Dùng UPDATE không có RANDOM Có 2 cách dùng UPDATE: a. Dùng UPDATE không có RANDOM – Đòi hỏi cả hai bảng hiện hành và bảng<bí danh> cần phải được sắp xếp vật lý hoặc chỉ mục tăng dần theo <trường khoá> – Nếu không thoả mãn điều kiện, UPDATE không có RANDOM vẫn làm việc nhưng cho kết quả sai b. Dùng UPDATE có RANDOM – Không đòi hỏi bảng <bí danh> phải có thứ tự, nhưng bảng hiện hành phải được chỉ mục tăng theo <trường khoá> – Nếu bảng hiện hành không được chỉ mục thì VFP thông báo lỗi Database is not ordered (dữ liệu không đưọc sắp xếp), còn nếu chỉ mục không đúng sẽ cho kết quả sai ĐỖ QUANG VINH – HUC

75 – Ví dụ: Trong việc quản lý xuất bản phẩm, giả sử đã biết tình trạng tồn kho đầu tháng, trong tháng có thể nhập, xuất một số hàng. Mỗi lần nhập, xuất đều được ghi nhận lại trong những biên lai tương ứng. Căn cứ vào những biên lai này, có thể tính lại tình trạng tồn kho cho đầu tháng kế tiếp. Giả sử tình trạng tồn kho được cất trong bảng KDXBP gồm hai trường: MAXBP ghi mã xuất bản phẩm và SOLUONG ghi số lượng xuất bản phẩm. Các biên lai nhập được cất trong bảng NHAPXBP. Các biên lai xuất được cất trong bảng XUATXBP ĐỖ QUANG VINH – HUC

76 CLOSE ALL SELECT 2 USE NHAPXBP ALIAS NH SELECT 3 USE XUATXBP ALIAS XUUSE KDXBP INDEX ON MAXBP TO CMXBP BROWSE UPDATE ON MAXBP FROM NH REPLACE SOLUONG WITH SOLUONG + NH.SOLUONG RANDOM UPDATE ON MAXBP FROM XU REPLACE SOLUONG WITH SOLUONG – XU.SOLUONG RANDOM ĐỖ QUANG VINH – HUC

77 ĐỖ QUANG VINH – HUC

78 TÀI LIỆU THAM KHẢO Date C.J. (1995), An Introduction to Database Systems, 6th Edition, Addison-Wesley, Massachusetts. A.J. Fabbri, A.R. Schwab (1999), Quản trị cơ sở dữ liệu, Trần Đức Quang biên dịch, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. T.J. Toby (2002), Mô hình hóa & Thiết kế cơ sở dữ liệu, Trần Đức Quang biên dịch, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Kim Anh (2004), Nguyên lý của các hệ cơ sở dữ liệu, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Kim Trang, Đoàn Thiện Ngân (2007), Lý thuyết cơ sở dữ liệu, 2 tập, Nxb Lao động – Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. Đỗ Trung Tuấn (2004), Cơ sở dữ liệu, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Tô Thành (1996), Giáo trình FoxPro, 2 tập, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nguyễn Tuệ (2007), Nhập môn hệ cơ sở dữ liệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Hữu Bình (2002), Cơ sở dữ liệu quan hệ, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. Đỗ Quang Vinh (chủ biên) (2010), Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Visual FoxPro và ứng dụng, xuất bản lần thứ 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐỖ QUANG VINH – HUC

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.