107 lượt xem

Sơ đồ Hóa Học

Video sơ đồ hóa học

Học qua sơ đồ tư duy là một trong những cách học hay nhất, giúp dễ nhớ và nhớ lâu nhất, đặc biệt là đối với những bài tập hóa “khó nhai” với nhiều công thức và lý thuyết phức tạp. Vì vậy, Trung tâm gia sư WElearn sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy môn hóa để giúp bạn “xóa tan” nỗi ám ảnh về sự phức tạp của môn hóa nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư môn Hóa

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Đây là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép bằng cách sử dụng màu sắc, hình ảnh để tóm tắt các ý chính trong bài học để có thể hiểu và dễ dàng tiếp thu kiến thức.

2. Hiệu quả khi học bằng sơ đồ tư duy

Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc học bằng sơ đồ tư duy so với cách học thông thường là sự liên kết giữa các phần trong bài học và các bài trong cùng một chương.

Khi học bằng sơ đồ tư duy, bạn sẽ chỉ dùng những từ khóa chính để tóm tắt. Vì vậy, trên một trang giấy bạn đủ sức để hệ thống tất cả các kiến thức mà mình cần.

Bằng việc vẽ sơ đồ tư duy khi học, bạn sẽ nhanh chóng nắm vững những kiến thức trọng tâm hơn. Vì khi vẽ cũng chính là lúc bạn đang hệ thống lại kiến thức của mình, chắt lọc những thứ cần thiết để đưa vào sơ đồ. Và đặc biệt, học bằng cách này, bạn sẽ chẳng thể nào bỏ sót được kiến thức.

Xem thêm  đề Thi Học Sinh Giỏi Hóa Lớp 8

Vì dùng những ý chính để vẽ ra sơ đồ nên các từ ngữ trong sơ đồ tư duy sẽ luôn cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu hơn, giúp người đọc dễ tiếp thu hơn.

Sơ đồ tư duy môn hóa

Hơn nữa theo một số nghiên cứu, não của bạn sẽ thích thú với những hình ảnh và màu sắc hơn. Vì vậy, khi vẽ sơ đồ bằng những hình ảnh và màu sắc sẽ giúp não của bạn hoạt động tích cực hơn.

Không những vậy, não bộ con người thường “ưa thích” ghi nhớ mọi thứ theo một chuỗi hơn là ghi nhớ những sự kiện rời rạc. Chính yếu tố này đã tạo nên sức mạnh của bản đồ tư duy. Nắm bắt được cách xây dựng bản đồ tư duy và vận dụng nó một cách thành thạo trong học tập là cách tuyệt vời nhất để bạn nhớ kiến thức thật lâu và làm bài thật tốt.

Tùy vào mục đích mà bạn có thể vẽ sơ đồ tổng hợp kiến thức theo các cách sau

  • Các chương trong toàn bộ chương trình học
  • Các bài trong một chương
  • Các phần trong một bài

3. Khó khăn khi học môn hóa

Hóa học là môn vừa kết hợp giải thích hiện tượng tự nhiên vừa kết hợp tính toán nên tùy người học sẽ thấy nó dễ hay khó.

Tuy nhiên, sẽ có những khó khăn mà người học nào cũng mắc phải khi bắt đầu làm quen với hóa:

  • Mơ hồ về kiến thức của các bài học
  • Không biết làm bài tập
  • Không hiểu đề nói gì
  • Kiến thức quá nhiều, không biết bắt đầu từ đâu
  • Không thuộc công thức
  • Không thuộc phương trình

4. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn hóa

Vì kiến thức hóa học ở mỗi chương hầu như tách biệt với nhau nên khi vẽ, bạn nên chia theo từng chương hoặc từng chuyên đề để vẽ cho dễ hiểu và dễ học.

Xem thêm  Nhóm NO3 hóa trị mấy

Nguyên tắc chung để vẽ:

  • Ghi tên tất cả các chương vào giấy
  • Từ chủ đề của các chương, vẽ ra các nhánh lớn với các màu khác nhau → các bài trong từng chương
  • Từ mỗi nhánh bài học vẽ ra các nhánh nhỏ hơn ghi nội dung bài học như định nghĩa, PTHH, ví dụ,…

Đối với môn Hóa, ta có thể lập sơ đồ theo chương hoặc theo nhóm các bài học có liên quan đến nhau. Ví dụ : Axit, acol – ete, este, Kim loại Kiềm, Nhóm Oxi, … Mỗi ý như vậy ta sẽ lập 1 sơ đồ và phát triển ý cho mỗi sơ đồ.

Các bước để vẽ sơ đồ tư duy môn hóa

  • B1: Đọc kỹ kiến thức của bài học và chọn lọc ra những ý chính cần thiết (có thể highlight)
  • B2: Tưởng tượng và phác họa sơ đồ của mình (sơ đồ gồm những phần nào, mỗi nhánh cần những ý nào), phân chia bố cục cho hợp lý
  • B3: Bắt đầu vẽ sơ đồ theo những gì mình nhớ và hiểu
  • B4: Đối chiếu lại sách xem thiếu phần nào và chỉnh lại cho đúng
  • B5: Trang trí và sử dụng thêm những hình ảnh minh họa có nét tương đồng với nội dung (ví dụ vẽ thêm bình hóa học, phòng thí nghiệm,…
  • B6: Dùng màu sắc để trang trí cho sơ đồ thêm sinh động, highlight những công thức quan trọng.

Vẽ sơ đồ tư duy càng dễ hiểu và sinh động, bạn sẽ càng dễ học hơn. Để làm được điều đó, bạn cần phải có sự liên tưởng và kết hợp sự liên quan giữa kiến thức của các bài học, các chương với nhau.

Xem thêm  Nguyên tố I: Khái niệm và ý nghĩa

5. Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy

Khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn chỉ cần tóm tắt ý chính và từ khóa, không viết hết cả bài học vào sơ đồ để tránh cho sự gợi mở và liên tưởng bị dập tắt.

Phải nắm rõ kiến thức lý thuyết thì mới có thể vẽ sơ đồ được vì nó giúp bạn cụ thể hóa, hệ thống hóa kiến thức. Nếu kiến thức chưa vững mà bạn đã vội dùng nó để vẽ sơ đồ sẽ dễ dàng dẫn đến việc thiếu logic trong sơ đồ và dễ gây sai kiến thức, ảnh hưởng đến kết quả học tập

Lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy

Nên vẽ nhiều màu cho sơ đồ nhưng các phần phải có sự liên hệ với nhau. Các nội dung trong cùng một cấp nên có cùng một màu để dễ hiểu hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên cho quá nhiều màu sắc lộn xôn vào. Nó sẽ gây rối mắt và không có sự kết nối giữa các bài học với nhau. Bạn chỉ nên dùng từ 2 – 3 màu cho 1 sơ đồ thôi

Nếu không có thời gian để cầu kỳ, bạn có thể vẽ những nhánh đơn giản hoặc các dấu cộng đầu dòng để tiết kiệm thời gian hơn. Bạn có thể làm nhiều cách, miễn sao bạn thấy dễ học và phù hợp nhất với mình là được.

Như vậy, bài viết đã Bật Mí Cho Bạn Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Môn Hóa Hay Nhất. Hy vọng với những cách này, bạn sẽ có thể học hóa một cách nhẹ nhàng hơn. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Mách Bạn Tất Cả Cách Học Tốt Môn Toán 11 Hay Nhất
  • Hé Lộ Tất Cả Cách Học Giỏi Hóa Học Lớp 11 Hiệu Quả Nhất
  • Tạm Biệt Ám Ảnh Môn Toán Với Cách Học Giỏi Toán Hình Lớp 9

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.