83 lượt xem

Công Thức Hóa Học Của Etanol

Trong đời sống hàng ngày, Ethanol hay cồn công nghiệp, rượu là một hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thực chất, Ethanol là gì? Tính chất và điều chể ra sao? Có nguy hiểm không và được ứng dụng thực tế như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Ethanol là gì?

Ethanol là gì?

1. Ethanol là gì?

Ethanol là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa họcC2H6O hay C2H5OH, thuộc dãy đồng đẳng của ancol. Chúng được sử dụng rất phổ biến trên khắp thế giới, là tương lai của ngành công nghiệp và cũng là nguồn nhiên liệu tiềm năng vô cùng lớn.

Ngoài tên gọi là ethanol, C2H6O còn được biết đến với các tên khác như Etanol, rượu etylic, ancol etylic.

TÍnh chất của Ethanol như thế nào?

TÍnh chất của Ethanol như thế nào?

2. Ethanol có tính chất gì?

2.1. Tính chất vật lý

  • Giống như các loại rượu thông thường, Ethanol rất dễ cháy, dễ bay hơi và không có màu. Nó là một chất lỏng trong suốt, có mùi thơm nhẹ và vị cay đặc trưng.
  • Ethanol cũng là một chất kích thích lên thần kinh, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó nhẹ hơn methanol và isopropanol.
  • Ethanol nhẹ hơn nước và cũng tan vô hạn trong nước.
  • Khối lượng riêng của Ethanol là 0,7936 g/ml ở 15 độ C, nhiệt độ sôi là 78,39 độ C, hóa rắn là -114,15 độ C.
Xem thêm 

2.2. Tính chất hóa học

  • Ethanol mang tính chất của một rượu đơn chức, tham gia phản ứng thế H của nhóm -OH.
  • Tác dụng với kim loại

2 C2H5OH + 2Na → 2 C2H5Na + H2

  • Tác dụng với axit vô cơ

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

  • Tác dụng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

CH3COOH + C2H5OH → CH3COO C2H5 + H2O

Lưu ý: Các phản ứng phải được thực hiện trong môi trường axit, xúc tác nhiệt độ. Do phản ứng có tính thuận nghịch, do đó phải chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

  • Tác dụng với ancol (xúc tác H2SO4 đậm đặc, 140 độ C)

C2H5-OH + H-O- C2H5 → C2H5-O- C2H5 + H2O

  • Phản ứng tách nhóm -OH (xúc tác H2SO4 đậm đặc, 170 độ C)

CH3-CH2-OH → CH2= CH2 + H2O

CH3-CH2-CHOH-CH3 → H2O + CH3-CH=CH-CH3 (sản phẩm chính của quá trình)

→ H2O + CH3-CH2-CH=CH2 (sản phẩm phụ)

  • Phản ứng oxi hóa, trong đó Ethanol bị oxy hóa với 3 mức: Thành Aldehyde, axit hữu cơ và cacbonic, nước

+ Mức 1: Nhiệt độ cao: CH3-CH2-OH + CuO -> CH3-CHO + Cu + H2O

+ Mức 2: Xúc tác: CH3-CH2-OH + O2 -> CH3-COOH + H2O

+ Mức 3: C2H5OH + 3 O2 -> 2 CO2 + 3 H2O

3. Các phương pháp điều chế Ethanol hiện nay

Ngày nay, ethanol được sản xuất bằng quá trình lên men của nguồn nguyên liệu chứa hydratcacbon như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn, mùn, gỗ,…

Quá trình lên men rượu

Quá trình lên men rượu

Ngoài ra, nó còn được bằng bằng dây chuyền công nghệ hydrat hóa khí etylen bằng chất xúc tác axit trong công nghệ tổng hợp hóa dầu.

Xem thêm  Công Thức Hóa Học Của Rượu Etylic

Ethanol cũng có thể được điều chế thông qua con đường làm tinh khiết giữa ethanol và nước.

4. Ethanol có nguy hiểm không?

  • Ethanol là chất dễ cháy nên nếu bảo quản không đúng cách rất dễ gây cháy nổ.
  • Trong cơ thể người, Ethanol được chuyển hóa thành axetaldehit. Đây là một chất có độc tính cao, có thể gây nên các bệnh xơ gan, ung thư và đặc biệt là nghiện rượu.
  • Ethanol có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao:

+ Đạt đến 0.4 – 0.5% hoặc cao hơn, nó có thể gây tử vong.

+ Thấp hơn 0.1% có thể gây say.

+ 0.3 – 0.4%, gây ra tình trạng hôn mê.

  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa Ethanol và Acinetobacter baumannii. Đây là loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và hệ bài tiết vô cùng nguy hiểm. Ethanol dễ gây cháy nổ

Ethanol dễ gây cháy nổ

5. Trong cuộc sống hàng ngày, Ethanol có những ứng dụng gì?

5.1. Trong công nghiệp

  • Dùng làm chất chống đông
  • Điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, dietyl ete, etyl axetat…
  • Làm dung môi, chất pha vaxcin, dược phẩm, nước hoa,…
  • Dung môi pha chế xăng sinh học E5, E10 với tỷ lệ Ethanol: Xăng là 1:9.
  • Ethanol được sử dụng phổ biến trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử và dệt may, để lau các bo mạch, vi mạch.

5.2. Trong công nghiệp thực phẩm

  • Là một trong những nguyên liệu để sản xuất đồ uống có cồn như rượu, bia,…Lúc này, Ethanol được chuyển hóa giống như năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Nếu uống với lượng vừa phải, những đồ uống này đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Dùng làm nước ướp gia vị.
Xem thêm  Phương Trình Hóa Học Của Nước

5.3. Trong y học

  • Ethanol được dùng với tác dụng như một chất sát trùng, chống vi khuẩn, vi sinh vật, nấm,…
  • Là nguyên liệu để điều chế thuốc ngủ vì khả năng gây mê, buồn ngủ với người sử dụng.
  • Ở nồng độ 70 – 90%, Ethanol được sử dụng làm dung dịch vệ sinh, tẩy rửa các dụng cụ y tế.

6. Điểm khác biệt giữa Methanol và Ethanol

Đặc điểm Methanol Ethanol Công thức CH3OH C2H5OH Tính chất

– Là chất lỏng không màu.

– Nhiệt độ sôi (64,7 độ C) thấp hơn và độ hòa tan tốt hơn ethanol.

– Tính tan trong nước: 100% ở mọi nhiệt độ.

– Là chất lỏng màu trong suốt.

– Nhiệt độ sôi: 78,4 độ C.

– Độ tan trong nước: 100% ở nhiệt độ thường và giảm dần khi tăng nhiệt độ lên.

Ứng dụng Chủ yếu trong sản xuất hóa chất và nhựa. Chủ yếu sử dụng như 1 chất nhiên liệu thay thế. Độc tính Độc, có thể gây ra những vẫn đề nguyên trọng đôi với sức khỏe. Ít độc và an toàn hơn

Trên đây là những thông tin mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ với các bạn về Ethanol là gì? và những ứng dụng, những tác hại của nó. Mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết trên của chúng tôi!

Xem thêm:

  • Tác dụng của Cloramin B khử trùng, diệt khuẩn và phòng dịch
  • Tác dụng của thuốc tím KMnO4 và cách sử dụng sao cho hợp lý

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.