111 lượt xem

đề Thi Hóa 9 Học Kì 1

Top 50 Đề thi Hóa học 9 Học kì 1 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Để học tốt Hóa học 9, dưới đây là danh sách Top 50 Đề thi Hóa học 9 Học kì 1 năm học 2023 – 2024 có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm các đề thi giữa kì 1, đề thi học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.

A/ Đề thi Hóa học 9 theo PPCT

  • Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 9 có đáp án năm 2023 (3 đề)
  • Bộ 20 Đề thi Hóa học 9 Giữa học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
  • Đề thi Hóa học 9 Giữa học kì 1 năm 2023 có ma trận (15 đề)
  • Đề thi Hóa học 9 Giữa kì 1 năm 2023 có đáp án (3 đề)
  • Đề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2023 có đáp án (9 đề)

B/ Lưu trữ: Đề thi Hóa học 9 theo Chương

  • Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
  • Chương 2: Kim loại
  • Chương 3: Phi kim

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1 : Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, ZnO

D. MgO, CaO, NO

Câu 2 : Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O.

B. CaO, N2O5, K2O, CuO.

C. Na2O, BaO, N2O, FeO.

D. SO3, CO2, BaO, CaO.

Câu 3 : Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4 : Để làm sạch khí O2 có lẫn tạp chất là khí CO2 và khí SO2 có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 5 : Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 6 : Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 7 : Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 8 : Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây?

Xem thêm 

A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ

Câu 9 : Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là

A. NaCl và NaOH

B. KOH và H2SO4

C. Ca(OH)2 và HCl

D. NaOH và FeCl2

Câu 10 : Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B. NH4NO3

C. CO(NH2)2

D. NH4Cl

Câu 11 : Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)24 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K24, 4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, KCl, NH4H24 và K2SO4.

Câu 12 : Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) :

a/ Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2SO3, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối?

b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Câu 3 (3 điểm) : Biết 8 (gam) CuO phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric.

a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit cần dùng.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1 : B

Do FeO, CaO, MgO là các oxit bazơ.

Câu 2 : D

Loại A và B do CuO không tác dụng với nước.

Loại C do FeO không tác dụng với nước.

Câu 3 : C

CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

Câu 4 : A

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư. Khí CO2 và SO2 phản ứng bị giữ lại, khí O2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được O2 tinh khiết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Câu 5 : C

Các kim loại Al, Mg, Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên tác dụng được với H2SO4 loãng.

Câu 6 : D

Cu(OH)2 (rắn) + H2SO4 (không màu) → CuSO4 + 2H2O

Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam.

Câu 7 : B

Câu 8 : D

Câu 9 : A

NaCl + NaOH → không phản ứng

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2O

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

Câu 10 : C

Ure CO(NH2)2 có hàm lượng nitơ cao nhất

Câu 11 : A

Loại B, D do có KNO3 là phân bón kép

Loại C do (NH4)3PO4 là phân bón kép.

Câu 12 : D

Các cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là: SO2 và NaOH; SO2 và CaO; NaOH và HCl; MgCO3 và HCl; CaO và HCl.

Xem thêm 

Phần II: Tự luận

Câu 1 :

a)

Oxit bazơ: CaO; Na2O

Oxit axit: SO2; 2O5

Axit: HCl, H2SO3.

Bazơ: NaOH; Ca(OH)2.

b)

1) S + O2 2

2) 2 + O2 2SO3

3) SO3 + H2O → H2SO4

4) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2 ↑

Câu 2 :

– Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

– Sử dụng quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu → Na2SO4, NaCl (nhóm I)

– Phân biệt nhóm I: Dùng BaCl2

+ Có kết tủa trắng → Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

+ Không hiện tượng → NaCl

Câu 3 :

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

a) Theo PTHH có: = 0,1 mol

Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là:

mmuối = 0,1. 135 = 13,5 gam.

b) Theo PTHH có: nHCl = 2.nCuO = 0,2 mol

Khối lượng chất tan có trong 200 gam dung dịch axit clohiđric là:

mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl cần dùng là:

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa

A. Xanh B. đỏ C. Hồng D. Vàng

Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước.

A. NaOH B. KOH C. Ca(OH)2 D. Cu(OH)2

Câu 3: Muối nào sau đây không tan.

A. K2SO3 B. Na2SO3 C CuCl2 D BaSO4

Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi.

A. H2SO3 B. H2SO4 C. HCl D. HNO3

Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:

A. 6,4 g B 12,8 g C. 64 g D. 128 g

Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:

A. 3.36 l B. 2.24 l C. 6.72 l D. 4.48 l

Phần tự luận

Câu 1. Hoàn thành chuổi phản ứng hoá học sau:(2.5 đ)

Fe -(1)→ FeCl3 -(2)→ Fe(OH)3 -(3)→ Fe2O3 -(4)→ Fe2(SO4)3

Câu 2. (2đ) Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :

Na2SO4, HCl, H2SO4, NaCl. Viết PTPƯ nếu có:

Câu 3. (3đ) Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml dung dịch axit H2SO4. Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hoá học

b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng

c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã dùng

Fe = 56, O = 16, H = 1, S = 32

Đáp án và Thang điểm

Trắc nghệm mỗi ý đúng (0.5 điểm)

Câu 1. B

Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2. D

Cu(OH)2 không tan trong nước.

Câu 3. D

BaSO4 kết tủa bền, không tan trong nước.

Xem thêm  Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom Soạn Hóa học 12 trang 155

Câu 4. A

H2SO3 là axit yếu, không bền ở điều kiện thường

H2SO3 → H2O + CO2

Câu 5. A

mCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 6. A

→ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Tự Luận

Câu 1. Mỗi PTHH đúng 0,5 đ

(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 2.

– Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4, .. ( nhóm 1) (0.5 điểm)

+ Quỳ tím không chuyển màu là: Na2SO4 , NaCl. ( nhóm 2) (0.5 điểm)

– Cho BaCl2 vào nhóm 1, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: H2 SO4, còn lại là HCl (0.5 điểm)

BaCl2 + H2SO4 BaSO4↓ + HCl (0.5 điểm)

– Cho BaCl2 vào nhóm 2, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4, còn lại là NaCl (0.5 điểm)

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaCl (0.5 điểm)

Câu 3.

a. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (0.5 điểm)

b. Số mol của H2 là n = 4,48/22,4 = 0,2 mol (0.5 điểm)

Theo PTHH suy ra nFe = nH2 = 0,2 mol (0.5 điểm)

Khối lương Fe tham gia phả ứng là :

mFe = 0,2.56 = 11,2 gam (0.5 điểm)

c. Số mol của H2SO4 tham gia phản ứng là :

Theo PTHH suy ra nH2SO4 = nH2 = 0,2 mol (0.5 điểm)

VH2SO4 = 200ml = 0,2 l

Nồng độ mol của H2SO4 là:

CM = 0,2/0,2 = 1 M (0.5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 Học kì 1

Môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

Phần tự luận

Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các chất sau:

a) Khí CO2 với dung dịch NaOH.

b) Lưu huỳnh với khí oxi (ghi điều kiện).

Câu 2: (3 điểm) Làm thế nào để biết trong CaO có lẫn MgO?

Câu 3: (4 điểm) Cho 3,2 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 4,9%. Tính nồng độ % của dung dịch CuSO4 (Cu = 64, H = 1, S = 32, O = 16).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

Viết phương trình hóa học:

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

S + O2to→ SO2

Câu 2:

Trích một ít hỗn hợp ra ống nghiệm.

Hòa tan hỗn hợp trong ống nghiệm bằng cách thêm từ từ nước và khuấy đều đến khi tăng thêm lượng nước mà chất rắn còn lại trong ống nghiệm không tan thêm được nữa, chứng tỏ có MgO lẫn trong CaO.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Thêm nước dần Ca(OH)2 tan hết, MgO không tác dụng với nước và cũng không tan trong nước.

Câu 3:

H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

nCuO =3,2/80= 0,04 (mol)

=>nH2SO4 = 0,04 (mol)

=>mH2SO4 = 0,04 x 98 = 3,92 (g)

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Hóa học 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Top 28 Đề kiểm tra Hóa học 9 Học kì 2 có đáp án

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.