57 lượt xem

Cách Học Giỏi Hóa

Video cách học giỏi hóa

1.Tối ưu cách học, vận dụng các môn học liên quan giúp học giỏi hóa

Những bạn học sinh muốn học giỏi hóa cần chú ý những điều sau:

1.1. Nắm chắc các công thức, phương trình trong đại giúp học giỏi hóa

Môn hóa học có áp dụng một số công thức hóa học và phương trình trong đại số giúp người học giải bài trong môn hóa. Các công thức này sẽ giúp bạn làm những bài tập tương tự giống như trong toán áp dụng vào môn hóa học. Vì vậy, nếu không nắm được các công thức này, bạn sẽ khó có thể học giỏi hóa.

1.2. Học cách đọc và hiểu bảng tuần hoàn để học giỏi hóa

Học về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học là điều cần thiết giúp bạn học giỏi hóa. Giống như nếu không biết về sự khác biệt giữa các con số, bạn sẽ phải vật lộn với môn toán khổ sở như thế nào. Và học hóa cũng vậy. Điều quan trọng khi học bảng tuần hoàn là học cách đọc và hiểu những gì thể hiện trên bảng tuần hoàn. Bạn cũng cần hiểu cách hoạt động của bảng tuần hoàn ra sao để tìm hiểu về các khái niệm phức tạp hơn trong hóa học sẽ giúp bạn học giỏi hóa.

1.3. Nắm chắc tất cả các khái niệm quan trọng và học cách giải quyết vấn đề từng bước là cách học giỏi hóa

Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu hệ thống số liệu, phương pháp khoa học, cấu trúc nguyên tử và tên hóa học. Nguyên nhân nhiều người cảm thấy học hóa khó là do không nắm chắc các khái niệm cơ bản này trước khi làm bài tập hay học kiến thức mới. Bạn có thể học các khái niệm cơ bản của môn hóa qua mạng, qua sách hướng dẫn hoặc viết ra giấy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi viết ra giấy, người học sẽ dễ nhớ các khái niệm hơn.

1.4. Học giỏi hóa học qua các thẻ thông tin flashcards

Khi học một từ hoặc khái niệm hóa học mới, bạn hãy tạo một thẻ flashcards cho nó. Theo đó, mặt trước bạn viết câu hỏi và mặt sau viết câu trả lời về điều đó. Đây là cách học giỏi hóa hiệu quả cho bảng tuần hoàn hóa học cũng như nhiều nguyên lý khác. Từ đó, bạn sẽ đọc lại thẻ flashcards vài lần một tuần giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn và giúp bạn học giỏi hóa. Đây cũng là phương pháp cực tốt giúp học thuộc dãy điện hóa của kim loạibảng nguyên tử khối đấy nhé.

Xem thêm  Hóa Học 11 Bài 31

1.5. Học cách ghi nhớ tốt giúp học giỏi hóa

Để có thể ghi nhớ kiến thức tốt, bạn hãy thử ghi nhớ các nguyên tố bằng những biểu tượng khác nhau. Nói chung có thể liên tưởng tới bất kỳ điều gì mà bạn có thể hình dung trong tâm trí của mình. Điều này giúp bạn có sự liên tưởng tốt, giúp rút ngắn thời gian ghi nhớ kiến thức và nhớ lâu hơn giúp cho bạn học giỏi hóa.

Xem thêm: Những điều cần biết về bảng tính tan trong môn hóa học

1.6. Học giỏi hóa bằng hình ảnh 3D

Trong quá trình học môn hóa, bạn sẽ được học cách đọc bản vẽ phân tử 2D. Nhưng bạn hãy nhớ rằng hóa học còn được thể hiện trong không gian 3 chiều. Sử dụng các mô hình 3D hoặc rèn luyện cách tư duy hình dung cấu trúc phân tử trong không gian 3 chiều giúp học giỏi hóa.

Học sách giáo khoa rất quan trọng trong môn hóa

2. Phương pháp đọc sách giáo khoa

Sách giáo khoa là nguồn tài liệu chuẩn để bạn học theo. Vì vậy, bạn cần có phương pháp và cách học kiến thức môn học này từ sách giáo khoa sẽ giúp bạn học giỏi hóa.

2.1. Chọn sách giáo khoa chuẩn để học

Sách giáo khoa sẽ là những kiến thức chuẩn để bạn học theo. Vì vậy, bạn hãy chọn một cuốn sách giáo khoa chuẩn gồm tất cả những khái niệm quan trọng để học theo. Bạn nhớ không tìm sách tham khảo. Cách tìm sách giáo khoa hay là tới các hiệu sách của trường đại học hay những sách của giáo sư mà bạn yêu thích.

2.2. Học hỏi bằng cách ghi chép

Một trong những cách học giỏi hóa hiệu quả là kỹ năng ghi chép. Khi bạn học theo sách giáo khoa nên thực hành bằng kỹ năng ghi chép để giải quyết các vấn đề được đưa ra trong sách và bạn sẽ tìm kiếm câu trả lời bên ngoài. Đây sẽ là những kiến thức bổ sung cho hiểu biết của bạn, giúp hiểu vấn đề hơn giúp bạn học giỏi hóa nhanh hơn. Bạn hãy tìm hiểu nghiên cứu mở rộng cho đến khi tìm được câu trả lời đúng và hiểu quy trình dẫn tới kết quả đó.

Xem thêm: 12 Cách cân Bằng Phương Trình Hóa Học Chuẩn Nhất

2.3. Không đọc lướt văn bản

Khi học, bạn không đọc lướt qua văn bản mà hãy hiểu thấu đáo nội dung, hiểu các nguyên lý. Nếu điều gì mà bạn chưa hiểu cặn kẽ hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ hơn. Bạn hãy liệt kê ra những ý để giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Nếu bạn không thể tự tìm hiểu để có câu trả lời cho mình hãy tìm gia sư Hóa hoặc nhờ bạn học giỏi hơn về hóa học giúp bạn. Ngoài ra, bạn có thể hỏi giáo viên hoặc giáo sư dạy mình. Bạn nên viết ra tất cả những câu hỏi mà mình nghĩ đến khi đọc sách giáo khoa và hỏi người giáo viên hay gia sư sau đó.

Xem thêm: Các phương pháp học hóa cho người mất gốc hiệu quả

2.4. Tự đặt câu hỏi về các công thức

Khi học một công thức hóa học mới, bạn nên tạo thói quen tự đặt câu hỏi để giúp hiểu khái niệm này. Nếu chỉ học thuộc công thức mà không hiểu sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc áp dụng đúng cách trong phòng thí nghiệm hoặc trong khi thi cử. Mẹo giúp bạn đặt câu hỏi cho một công thức mới nào đó:

Xem thêm 

• Công thức này có gì mới hoặc có liên quan đến những kiến thức gì?

• Đơn vị của công thức này và các thành phần trong công thức đó?

• Khi nào và cách áp dụng công thức trong những trường hợp nào?

3. Thực hành trong phòng thí nghiệm

Khi bạn có dịp thực hành thí nghiệm hóa học nên lưu ý những điểm sau:

3.1. Thực hành các khái niệm

Nếu bạn hiện thực hóa những khái niệm trừu tượng thành các thí nghiệm thực tế trong phòng thí nghiệm sẽ giúp bạn hiểu bài tốt hơn. Lúc đó, bạn sẽ hiểu khái niệm, nắm kiến thức bài học chắc hơn, sâu sắc hơn đọc trên sách.

3.2. Cố gắng liên kết các nghiên cứu, thí nghiệm hóa học thực hành với nội dung bài học, với khái niệm đã học giúp học giỏi hóa

Chức năng của phòng thí nghiệm của môn hóa là giúp học sinh có thể hiểu bài học, hiểu bài giảng một cách trực quan hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý khi tiến hành thí nghiệm thật tập trung vì những kiến thức này có thể sẽ cần tới khi làm bài thi hay bài kiểm tra.

Xem thêm: Bảng Hóa Trị Cơ Bản lớp 8 và Bài Ca Hóa Trị để học thuộc

3.3. Thực hành thí nghiệm hóa học

Môn hóa học có khâu cuối cùng là thực hiện thí nghiệm, thực hành trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, khi có dịp học thực hành thí nghiệm, bạn nên nắm bắt cơ hội. Tiết thực hành hóa sẽ giúp bạn có cơ hội nâng cao kiến thức về các phép đo và phương trình. Buổi học thực hành bao giờ cũng vui vẻ.

Bạn hãy chú ý tới buổi học thí nghiệm hóa để có kiến thức chắc hơn.

4. Hình thành thói quen học giỏi hóa

Một trong những bí quyết về cách học giỏi hóa hay bất kỳ môn học nào là hình thành thói quen học tập tốt. Tham khảo cách hình thành thói quen học tập để đạt điểm cao, học giỏi hóa sau đây:

4.1. Học môn hóa hàng ngày ít nhất 1 giờ/ngày

Để không quên kiến thức, bạn nên xem lại bài học hàng ngày để củng cố bài học. Học theo kiểu mưa dầm thấm lâu mỗi ngày dù là một chút sẽ cho bạn kết quả tốt hơn so với học liên tục những ngày gần thi hay kiểm tra. Điều này giống như các vận động viên luyện tập thể thao mỗi ngày. Khi học môn hóa, bạn nên nhớ rằng các khái niệm, công thức hóa sẽ liên quan đến nhau. Vì vậy, nếu người học không hiểu chắc một khái niệm sẽ không hiểu được các khái niệm khác xây dựng dựa trên kiến thức đó.

4.2. Luôn hoàn thành tất cả các bài tập về nhà

Bài tập về nhà môn hóa học giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học để rèn luyện và hiểu tốt bài học hơn. Trong quá trình làm bài tập, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như giúp bạn làm bài kiểm tra môn học tốt hơn để đạt điểm cao. Nếu bạn lười làm bài tập được giao về nhà rất có thể bạn sẽ không nắm chắc khái niệm đã học cũng như làm bài kiểm tra không đạt được điểm số như mong đợi. Vì vậy, hãy làm tốt bài tập về nhà và nộp bài tập đúng thời gian. Nếu có những bài tập khó, bạn có thể tranh thủ thời gian hỏi thầy cô dạy trên lớp để về nhà làm. Có phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp bạn học giỏi hóa nhanh chóng.

Xem thêm  Bảng Hóa Trị Lớp 8 Đầy Đủ ( Bài Ca Hóa Trị Chuẩn Nhất )

Chăm chỉ học tập ở lớp là một trong những cách học giỏi hóa hiệu quả.

4.3. Không bỏ tiết học hóa trên lớp

Mặc dù, các tiết học hóa ở lớp chính quy là điều kiện bắt buộc học sinh phải tham gia. Nếu bạn thường xuyên bỏ tiết học sẽ khó có thể lĩnh hội được kiến thức mà thầy cô đã dạy cũng như khả năng nắm được các khái niệm đã học. Vì vậy, bạn hãy cố gắng học bài đầy đủ trên lớp, không bỏ qua tiết học nào trừ khi trong những trường hợp bất khả kháng như ốm đau, có việc quan trọng.

Nếu bạn bỏ học tiết nào cần mượn vở của bạn học tốt trong lớp để ghi. Bạn cần xin phép thầy cô dạy khi bỏ tiết học nào đó. Theo đó, khi học tiết học sau, bạn có thể hỏi thầy cô trong giờ học thuận tiện hơn.

4.4. Kỹ năng ghi chép bài tốt

Kỹ năng ghi chép cho phép bạn ghi được những thông tin quan trọng của bài học. Hãy viết những khái niệm hóa trong bài học. Viết ra những ý quan trọng trong sách giáo khoa sẽ giúp bạn dễ nhớ kiến thức hơn. Đây cũng là cách học giỏi hóa mà bạn nên áp dụng để cải thiện kết quả môn hóa của mình.

4.5. Tham gia học nhóm với bạn bè

Nếu có thể, bạn hãy tìm thêm bạn học nhóm. Hai cái đầu sẽ tốt hơn một cái. Tìm được bạn học nhóm tốt, việc học của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có sự tương tác, bổ sung cho nhau. Nếu bạn gặp bài toán khó, bạn có thể giải thích cho bạn cách họ giải. Hay bạn có thể giảng giải khái niệm cho bạn nếu chưa hiểu.

4.6. Nhờ thầy cô giảng bài

Bạn có thể lên hỏi bài và nhờ cô hướng dẫn khi gặp bài khó vào thời điểm thuận tiện trong giờ học hay đến tận nhà thầy cô. Giáo viên thường vui vẻ giúp đỡ học sinh vấn đề này. Lưu ý đừng hỏi vào đêm cuối cùng tới ngày thi hay kiểm tra. Thêm nữa, thầy cô có thể cho bạn những bài kiểm tra, bài thi của những năm trước. Từ đó, bạn có thể định hướng lọai câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi của mình sắp tới. Lưu ý, đề thi cũ sẽ không cho bạn chính xác câu hỏi mà chỉ làm gợi ý cho bạn.

Trên đây là 4 cách học giỏi hóa hiệu quả giúp học sinh không còn lo ngại khi học môn hóa, hãy áp dụng ngay để có thể học giỏi môn hóa nhé.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.