Với những ai là coder hay developer thì hẳn bug chính là nỗi ám ảnh đeo bám. Xuất hiện bug trong chương trình không những làm mất thời gian, công sức mà bên cạnh đó còn có thể “đi tong” luôn cả chương trình, ứng dụng. Vậy debug là gì và đâu là phương pháp để debug hiệu quả?
Debug là gì?
Debug trong lập trình là quá trình bạn tìm ra các lỗi hay những nguyên nhân khiến xuất hiện lỗi từ đó tìm hướng giải quyết chúng, gọi là fix bug. Việc các coder phải kiểm soát lỗi của một chương trình gồm nhiều dòng code hẳn là vấn đề không dễ dàng gì, đặc biệt là những ai chưa có kinh nghiệm.
Do đó, xuất hiện bug là điều rất bình thường với lập trình viên dù là làm lâu hay mới vào nghề. Bên cạnh đó, việc chương trình chạy không như ý coder, chạy sai chức năng được yêu cầu dẫn đến việc chương trình bị cho là kém chất lượng. Vì vậy khi xuất hiện bug thì bạn phải debug và sau đó là fix bug để chương trình đạt hiệu quả nhất!
Các phương pháp debug
- Debugging Tool: Đây là phương pháp bạn dùng công cụ để tìm ra bug, phương pháp này sẽ đi sâu vào code nhất. Debugging Tool có tên gọi khác là Debugger. Một vài phần mềm thông dụng như Microsoft Visual Studio Debugger hay GNU Debugger.
- Printlining: Đây là phương pháp bạn sẽ thêm vào source code những câu lệnh nhằm mục đích in ra thông tin mà bạn cần giám sát trong quá trình thực thi.
- Logging: Là phương pháp tạo biểu mẫu để log lại các thông tin sau khi chạy chương trình. Sau đó sẽ phân tích nguyên nhân dẫn đến bug dựa vào các thông tin này.
Làm cách nào để lập trình viên có thể debug nhanh?
Hầu hết các lập trình viên đều quá quen với việc xuất hiệu bug và phải debug nhưng lại chưa biết làm thế nào điểm hạn chế tối đa thời gian xử lý chúng. Dưới đây là một vài cách chúng tôi đưa đến bạn với mục đích giúp bạn tiết kiệm thời gian:
- Ghi lại chú thích ngay sau khi hoàn thành xong 1 đoạn code để dễ dàng tìm ra lỗi và sửa chúng ngay trong khi thực thi chương trình
- Hãy đặt tên cho những biến và hàm có ý nghĩa, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng debug và khắc phục được chúng
- Tận dụng chức năng Error Message để dễ dàng tìm ra dòng code lỗi và sửa lỗi.
- Có thể sử dụng Breakpoint để kiểm soát giá trị biến, xem chương trình đã chạy đến vị trí nào và tìm nguồn lỗi.
Các lập trình viên nên tránh những thói quen nào để hạn chế bug?
Bên cạnh khái niệm debug là gì thì làm thế nào để hạn chế bug cũng là điều mà các lập trình viên nên biết.
Sử dụng mã nhưng không hiểu về nó
Đây chính là điều mà chắc chắn các lập trình viên, nhất là những ai mới vào nghề cũng đã từng mắc phải. Nếu bạn vẫn có thói quen này thì khi chương trình xảy ra lỗi sẽ khó debug cũng như fixbug. Do đó, bạn hãy bỏ ngay thói quen này, và tìm hiểu rõ về mã, nó có ý nghĩa gì, tại sao cần sử dụng.
Thói quen “ngày mai sẽ sửa”
Là một coder, một lập trình viên lâu năm, hay mới thì có bao giờ bạn để bug dù đã phát hiện ra nhưng lại không chịu sửa ngay chưa? Nếu đã từng và bây giờ vẫn vậy thì hãy bỏ ngay thói quen “xấu” này đi nha vì chưa chắc ngày mai bạn có thể nhớ mà sửa chúng.
Thói quen không viết nhận xét khi lập trình
Nhiều người thấy việc phải để lại nhận xét trong khi lập trình thường mất thời gian, đó đó mà bỏ hẳn luôn bước này. Thế nhưng, để có thể tìm ra bug hiệu quả nhất thì để lại comment chính là việc bạn nên làm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được xem logic của đoạn code đó từ đó sẽ phát hiện ra lỗi nhanh hơn và cải thiện được chúng.
Đánh giá thấp bảo mật
Tất cả những hoạt động trên những ứng dụng đều có thể là nguyên nhân gây hại cho hệ thống của bạn. Có lẽ lý do vì thế mà nhiều bạn coder thường có thói quen đánh giá thấp bảo mật dẫn đến hệ thống bị tấn công. Bạn nên kiểm tra, xác thực cũng như làm sạch dữ liệu từ đó tạo cho mình thói quen bảo mật.
Khả năng mở rộng không liên quan đến lập trình
Khả năng mở rộng trong debug là gì? Đó chính là họ có thể tiếp tục phát triển chương trình được hay không. Chẳng hạn, hiện tại bạn thấy web của mình đã hoàn hảo rồi và không có nhu cầu mở rộng thêm nhưng có thể theo thời gian, nhiều yếu tố tác động bạn lại có nhu cầu mở rộng web. Do vậy, bạn hãy kiểm tra mở rộng từ đó dễ dàng phát hiện lỗi, việc mở rộng web sau này sẽ thuận tiện hơn.
Và như bạn biết đấy, chẳng có chương trình nào hoàn hảo ngay khi mới lập trình xong vì chúng đều có những bug ẩn sâu bên trong và bạn phải tìm ra nó.
Debug quan trọng như thế nào
Tìm kiếm lỗi là một phần cơ bản trong việc xử lý mã cũng như phát triển phần mềm. Ví dụ về điều này là như sự phát triển của những phương pháp mới, điển hình như “Debug ngược”. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số hoá, debug ngược chính là việc bạn giám sát những chương trình và cung cấp lại dữ liệu theo cách có sẵn.
Mục đích của quá trình này là để tự động hoá quá trình tìm lỗi. Ngày trước, những coder sẽ nộp phiếu phạt ngay sau khi họ quan sát thấy có lỗi chức năng trong quá trình thử nghiệm. Tiếp theo, họ sẽ quay lại để tìm kiếm mã theo những cách thủ công ngày xưa hoặc áp dụng các trình gỡ lỗi. Không quá lạ lẫm khi có thể là một nhóm lập trình viên kinh nghiệm lâu năm cũng sẽ bị “vướng” một thời gian, bởi mã tạo ra lỗi phức tạp hay khó nắm được lỗi trong khi thử nghiệm.
Hãy tưởng tượng quá trình “debug ngược” như bộ ghi chặng bay trên hệ thống bay để có thể theo dõi được chương trình trong thời gian thực thi. Hoặc hiểu theo cách khác là bạn sẽ theo dõi chương trình để từ đó cung cấp những thông tin hợp lý để quá trình debug diễn ra tự động.
Quá trình Debug
Để có thể tìm ra lỗi một chương trình nhanh chóng, đầu tiên bạn sẽ phải đụng đến một “sự cố”, hãy cô lập mã nguồn của nó và sau đó bắt tay vào khắc phục. Những công cụ phát hiện lỗi được gọi là trình gỡ lỗi, dùng để xác định những Bug mã hoá ở các giai đoạn của chương trình. Những công cụ này dùng để tạo các điều kiện mà lỗi đã xảy ra, kiểm tra lại trạng thái của những dòng code ở lúc đó và tìm ra nguyên nhân.
Những debugger sẽ đánh giá giá trị của từng biến và dừng việc thực thi ở bất cứ điểm nào trong chương trình được yêu cầu lấy giá trị hoặc những điểm đó cần đặt lại các biến chương trình. Mục đích của việc này là để theo dõi từng bước việc chạy chương trình. Có một vài ngôn ngữ lập trình sẽ cung cấp cho người dùng trình để phát hiện lỗi trong khi viết mã.
Quy trình debug là gì?
Bước 1: Chạy chương trình để nhận ra các vấn đề lỗi đang tồn tại
Bước 2: Phải hiểu rõ được bug. Tìm được lý do xuất hiện bug.
Bước 3: Khi lỗi xuất hiện, hãy chụp lại chương trình. Lấy giá trị của tất cả các biến cùng trạng thái của chương trình phần mềm ngay lúc đó.
Bước 4: Phân tích ảnh đã chụp. Tìm ra lỗi và nguyên nhân
Bước 5: Tiến hành quá trình debug, phát hiện bug mới.
Tầm quan trọng của wordpress debug
Viết tắt của wordpress debug là WP_DEBUG. Đó là hằng số PHP dùng để kích hoạt chế độ debug cho các website thiết lập trên nền tảng wordpress. Bạn có thể tìm nó trong các file wp-config.php. Thông thường, mặc định của chế độ này sẽ là ở trạng thái tắt, nhưng bạn hãy bật nó lên bởi vì:
Khi bật sẽ cung cấp đủ thông tin, vấn đề về việc bạn lưu file log. Bật lên sẽ ghi lại tất cả những hoạt động xuất hiện trên trang web. Từ đó dễ dàng debug và khắc phục sự cố nhanh chóng hơn.
Việc debug wordpress sẽ tổng hợp lại danh sách những chức năng đã lỗi thời trong các thêm trên wordpress hoặc ở những plugin. Điều này giúp cho người dùng đánh dấu được những công dụng, chức năng không hoạt động. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hơn để lựa chọn những phương án thay thế phù hợp.
Khi người dùng xây dựng plugin hay thêm thì cần phải bật . Lý do là vì wordpress codex sẽ khuyến nghị người dùng sử dụng để nếu như có bug xuất hiện, hay có những cảnh báo thì việc bạn phải kiểm tra cũng như tiến hành fix bug sẽ được làm nhanh và tốt nhất có thể.
Nếu như có vấn đề về việc không phù hợp với WP_DEBUG thì khi đó, thư viện wordpress có sẵn sẽ không chấp nhận những plugin và theme mà bạn đang sử dụng.
Một số công cụ debug trên wordpress
Query Monitor
Query Monitor là công cụ khá phổ biến với những ai đang theo đuổi nghề lập trình viên. Đây là plugin khi sử dụng sẽ cung cấp cho người dùng developer tool panel trên trang wordpress mà bạn có thể kích hoạt ngay truy vấn cơ sở dữ liệu, hooks & actions, HTTP API calls hay PHP errors,.. tuỳ theo nhu cầu.
New Relic
Một công cụ phổ biến không kém nơi đó là New Relic. Ứng dụng này khi được sử dụng sẽ cải thiện được việc theo dõi những trải nghiệm của người dùng. Từ đó lập trình viên có thể lập ra bản đồ kiến trúc trên nền tảng wordpress. Sau đó sẽ phân tích cũng như đưa ra hướng đi để cải thiện hiệu suất cho website của bạn. Đồng thời từ công cụ này cũng có thể phát hiện những bất thường trước khi xuất hiện lỗi. Tính năng của công cụ có thể giúp bạn thu thập được dữ liệu, tích lũy đủ thông tin để khắc phục sự cố. Từ đó đem đến trải nghiệm người dùng tốt khi vào trang web
Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng bạn đã rõ về debug và những điều xoay quanh nó. Bạn đừng quên loại bỏ những thói quen xấu chúng tôi đưa ra để có thể hạn chế tối đa bug nhé!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Biển số xe đuôi 01 có nghĩa là gì? Giải mã ý nghĩa số 01
- Văn mẫu lớp 10: Phân tích 12 câu thơ đầu bài Trao duyên (14 Mẫu) Trao duyên 12 câu đầu
- Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm ALT/GPT là gì, khi nào cần thực hiện?
- Ngữ Văn 9 Trang 92: Một Cái Nhìn Sâu Sắc Về Văn Học
- PRAIM: Cuộc Chiến Anh Hùng Trên Battle Simulator Warfare Mod Apk