Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phạm Mai Anh – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương, Trưởng Phòng BSC & Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty AB Inbev, Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế; Khóa học Purchasing & Sale xuất khẩu chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.
COA là giấy chứng nhận không thể thiếu trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, người bán hàng, người mua hàng vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao trong quá trình xuất khẩu phải có chứng chỉ này.
Hãy cùng Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh tìm hiểu chứng nhận COA là gì, công dụng và các sản phẩm cần có COA trong bài viết dưới đây.
1. COA là gì trong xuất nhập khẩu? Đơn vị cấp giấy chứng nhận COA
COA viết viết tắt của từ gì?
COA hay C/A là viết tắt của từ “Certificate Of Analysis“, nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là giấy phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận xem hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không.
Các thông số trong COA chủ yếu bao gồm các đặc tính vật lý và hóa học như thành phần sản phẩm, độ ẩm, độ axit, v…v…
COA cũng được coi là giấy xác minh và phân tích sản phẩm. COA là tài liệu do người bán cung cấp về các thành phần và đặc tính của sản phẩm.
»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE – Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia XNK Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
2. Những sản phẩm cần giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (COA hay C/A)
Gần như tất cả các sản phẩm khi xuất khẩu đều cần phải có giấy chứng nhận COA, một số sản phẩm có thể kể đến như:
– Thức ăn của chúng ta như thịt, hoa quả, gạo,…
– Các loại gia vị như tiêu, muối, đường,…
– Các loại hóa chất như axit, clo,…
– Các loại mỹ phẩm như kem trị mụn, chống nắng, son phấn,…
– Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng
– Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…
– ….
3. Mục đích và tác dụng của giấy COA là gì?
Khi bạn là người xuất khẩu và người nhập khẩu yêu cầu bắt buộc sản phẩm của bạn phải có kết quả kiểm tra xem các thông số sản phẩm có đạt yêu cầu hay không, tuy nhiên không phải người xuất khẩu nào cũng có phòng thí nghiệm. Và lúc này, người xuất khẩu có thể sử dụng giấy COA.
Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
COA đảm bảo các yêu cầu của điều kiện theo các tiêu chí xác định trước. Vì vậy, để nhận được COA, bạn cần:
– Gửi mẫu sản phẩm bạn muốn cấp COA để đánh giá và chứng nhận ISO 17025 trong phòng thí nghiệm có năng lực chuyên môn hoặc bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình tại trung tâm kiểm nghiệm có đủ năng lực theo yêu cầu.
– Sau khi cơ quan xét nghiệm nhận được mẫu xét nghiệm sẽ tiến hành xét nghiệm, lập COA, báo cáo kết quả xét nghiệm và gửi kết quả cho bạn.
COA có tác dụng sau:
– Giấy chứng nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể giúp người mua có thể kiểm tra thành phần và chất lượng sản phẩm.
– Tạo độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm, giúp người mua yên tâm hơn khi nhập những sản phẩm đắt tiền từ người bán.
– COA có thể được yêu cầu bởi người mua hoặc theo quy định của chính phủ tại nước nhập khẩu và ở hải quan xuất nhập khẩu.
– Dựa vào COA, được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không đối với sản phẩm lần đầu xuất hoặc nhập khẩu.
– COA cũng có thể được sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp chính xác mã số thuế.
4. Những quy định về COA – Certificate Of Analysis
– COA phải được cấp bởi các trung tâm thử nghiệm độc lập, các phòng thí nghiệm đạt ISO 17025 hoặc được công nhận ở nước xuất khẩu.
– Thông thường, việc phân tích các chỉ số về sản phẩm được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.
– Phân tích sản phẩm có thể được thực hiện tại nhà máy/nhà kho của bên xuất khẩu, hoặc nơi vận chuyển quốc tế sản phẩm.
– Nguyên tắc để phân tích một sản phẩm cần đảm bảo theo quy trình sau:
Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm 🡪 Quản lý mẫu 🡪 Kiểm tra cẩn thận 🡪 Báo cáo kết quả kiểm tra chính xác 🡪 Kiểm tra và phân tích sản phẩm.
5. Nội dung của giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm – COA là gì
– Ngày hết hạn của sản phẩm và ngày cơ sở cần mang sản phẩm đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại (ngày xét nghiệm lại).
– Độ tinh khiết của sản phẩm
– Cơ sở có sử dụng các phương pháp kiểm soát rộng rãi để sản phẩm không bị ô nhiễm hoặc giảm chất lượng.
– Mức độ tập trung giải pháp: Theo dõi các bước kết hợp như lỗi, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, quá trình, giá trị lỗi.
– Chứng nhận nguồn gốc: nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ các thiết bị để tìm nguồn gốc.
6. Mẫu Certificate Of Analysis – COA mới nhất
COA là một trong những loại giấy tờ cần thiết để có thể xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, bạn cần lưu ý về những tiêu chuẩn quy định của giấy tờ này để thực hiện sao cho chính xác nhất.
Xem thêm:
- SOC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Logistics?
- Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?
- CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC
- Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa – Certificate of Origin(C/O)
Hy vọng với những chia sẻ của Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh về COA bạn có thể hiểu rõ hơn về loại giấy chứng nhận này cùng với ý nghĩa và mục đích sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.
Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/ và nhận tư vấn qua Hotline: 0904848855/0966199878
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.