137 lượt xem

Hướng dẫn cách dạy bé tập viết bảng chữ cái phù hợp với mọi lứa tuổi

Một số khó khăn thường gặp của phụ huynh khi dạy trẻ viết chữ cái

Trong quá trình dạy bé tập viết chữ cái, không ít lần bạn cảm thấy mệt mỏi vì trẻ không chịu hợp tác hay viết chữ rất xấu, không đúng nét. Vậy, trẻ sẽ gặp những khó khăn nào khi bắt đầu tập viết. Cụ thể như sau:

  • Cầm bút sai: Đây không hẵn là lỗi của trẻ, vì xương tay của bé khá yếu, nên việc cằm bút bằng cả bàn tay thay vì 3 ngón là điều hiễn nhiên. Vì thế mà, hãy để trẻ dần dần quen với việc phải cầm bút cho chắc chắn, thay vì chăm chăm ép trẻ phải cầm bút cho đúng.
  • Không xác định được điểm đặt bút và dừng bút: Giai đoạn mới bắt đầu học viết, thì việc xác định được điểm đầu và cuối của nét chữ là khá khó khăn. Vì thế mà, ba mẹ nên chấm điểm đầu và điểm cuối hoặc mua một cuốn tập luyện viết chữ cho trẻ có thể luyện tập thêm nhé!
  • Khó rê bút: Tay của một đứa trẻ lúc này, ngay cả việc cầm nắm chắc chắn một vật nào đó cũng khá khó. Nên việc khó điều khiển và di chuyển bút một cách linh hoạt là điều dễ hiểu. Vì thế mà, ba mẹ cần kiên nhẫn với trẻ nhiều hơn.

Vậy thì, phải làm sao đề khắc phục những khó khăn được xem là điều hiển nhiên trên của trẻ? Ngày phần dưới đây của bài viết là những điều bạn cần chuẩn bị để hành trình dạy bé viết chữ cái được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu dạy trẻ tập viết

Nếu bé đã đến lúc cầm bút cho những nét chữ đầu tiên, ba mẹ hãy hướng dẫn các kỹ năng viết cũng như quan tâm đến trẻ. Vì có rất nhiều cách để bé viết chữ đẹp, tuy nhiên không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả. Nếu chúng ta biết điều chỉnh những lỗi sai kịp thời của con mình khi học chữ sẽ giúp trẻ phát triển tốt về sau.

Hướng dẫn cầm bút cho bé

Nguyên tắc đầu tiên khi dạy bé tập viết bảng chữ cái tiếng việt chính là cách cầm bút. Nếu trẻ cầm bút sai sẽ khiến con nhanh mỏi tay và chữ viết ngày xấu đi. Vì thế, ba mẹ hãy áp dụng phương pháp sau để giúp bé điều chỉnh cách viết càng sớm càng tốt nhé.

  • Bạn nên dạy trẻ cầm bút bằng cả 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đặt ngón cái và ngón trỏ giữ 2 bên thân bút còn ngón giữa thì đỡ lấy bút. Cần lưu ý không để con nắm hai ngón út và áp út lại khi viết chữ. Vì điều này sẽ cản trở bé không viết chữ đẹp được.

  • Đặt bút nghiêng về phía vai một góc 60 độ. Lưu ý không dựng đứng bút lên góc 90 độ nhé.

  • Dùng mép bàn tay làm điểm tựa của cánh tay phải, cầm bút nghiêng góc 45 độ và viết nhẹ nhàng, không ấn hay viết quá mạnh vào giấy.

  • Tiếp theo, hãy để lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng, khoảng cách giữa các ngón và ngòi bút là 2,5cm.

Khi bé đã bắt đầu cầm bút đúng cách, ba mẹ đừng nên mong muốn bé viết chữ đẹp ngay lập tức sẽ tạo thành áp lực cho con mình. Hãy động viên, khuyến khích và đưa ra những lời khen với bé. Tuyệt đối không nên nói những điều tiêu cực hay so sánh con với những trẻ đồng trang lứa.

Xem thêm  Top 10 Bài văn giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" (lớp 7) hay nhất

Tư thế ngồi của bé

Tư thế ngồi là một trong những điều cơ bản mà ba mẹ cần lưu ý khi dạy bé tập viết bảng chữ cái. Đã có rất nhiều trẻ em đã ngồi học sai tư thế dẫn đến cong lưng, dáng đi xấu, tim bị chèn ép gây ảnh hưởng xấu đến lồng ngực,… Vì thế, ba mẹ hãy hướng dẫn cho bé tư thế ngồi học đúng cách theo nguyên sắc sau:

  • Giữ hai chân thoải mái, không bị gò bó. Đầu hơi cúi xuống, khoảng cách từ mắt đến vở là 25 – 30cm.

  • Giữ cột sống ở tư thế thẳng đứng sao cho vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai tay đặt đúng điểm tựa, tay trái xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở không bị xô lệch.

  • Đặc biệt, không nên để trẻ nhỏ ngồi học quá lâu, cần có thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với giờ học. Trong quá trình dạy con học tiếng việt, ba mẹ nên làm gương cho bé đồng thời đừng la mắng khi trẻ ngồi học sai. Với những vấn đề về sức khỏe, nề nếp học tập, gia đình nên biết cách lựa lời phù hợp để bé học hỏi và làm theo.

Không gian học tập của bé

Việc bàn ghế quá cao hay quá thấp, màu sắc phòng học, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập. Chẳng hạn, bàn học không phù hợp với trẻ sẽ dẫn đến các vấn đề về cơ, xương và các bệnh về mắt, ánh sáng không đủ gây ảnh hưởng đến việc suy giảm thị lực, người mệt mỏi, đau đầu,…

Vì thế, ba mẹ hãy nên lựa chọn góc học tập thoải mái theo sở thích của bé nhằm tạo sự hứng thú khi con học chữ. Bàn học thì cần có đủ ánh sáng, tận dụng nguồn sáng tự nhiên hoặc ba mẹ có thể sử dụng loại đèn sợi tóc hoặc đèn compact trong phòng. Tránh dùng các loại đèn có ánh sáng cao dễ gây mỏi mắt bé nhé.

Các dụng cụ chuẩn bị để luyện chữ tốt

Hiện nay, có rất nhiều loại dụng cụ để bé luyện viết chữ với các mẫu đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với những bé chỉ mới bắt đầu viết chữ, ba mẹ có thể trang bị một số dụng cụ cần thiết sau:

  • Đối với bút chì: Cách dạy trẻ tập viết bảng chữ cái tốt nhất là cho bé dùng viết chì trước. Đơn giản vì bút chì rất tiện lợi khi trẻ viết sai thì có thể dễ dàng tẩy xóa, rèn được các loại nét thanh nét đậm cơ bản. Có 2 loại bút chì thông dụng là 2B và HB, điểm chung của hai loại là không quá cứng, màu hợp lý.

  • Tập vở: Nên mua cho bé loại tập 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc giúp trẻ dễ điều chỉnh độ cao cũng như độ rộng của chữ cái. Ngoài ra, ba mẹ nên mua loại giấy trắng, dày dặn để khi bé tẩy xóa không bị rách.

  • Tẩy: Hãy chuẩn bị cho bé các cục tẩy dễ bôi xóa. Tránh các cục tẩy hình thù đa dạng, màu sắc vì chúng thường không chất lượng, vở bôi xóa không sạch.

Các bước luyện chữ đúng cách cho bé

Nếu bạn đang lo lắng không biết nên dạy bé tập viết bảng chữ cái bắt đầu từ đâu, thì hãy chuẩn bị nền tảng học chữ phù hợp với trẻ theo các bước sau:

Bước 1: Về các nét cơ bản

Trước khi cho bé cầm bút luyện chữ, ba mẹ nên dạy con mình nhận biết các nét cơ bản của bảng chữ cái, biết cách đọc tên các nét đó. Việc bắt đầu luyện chữ từ những nét đơn giản sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn, rèn luyện nhiều sẽ không còn khó khăn khi viết chữ. Có tất cả 5 loại nét cơ bản:

  • Nét thẳng: ba mẹ chỉ cần hướng dẫn con viết một nét thẳng đứng từ dưới lên hoặc từ trên xuống.

  • Nét cong gồm cả: cong trái, cong phải, cong hở, cong đều và cong kín.

  • Nét móc gồm móc xuôi và móc ngược: Ba mẹ hướng dẫn bé nên đặt bút giữa ô ly, rê bút lên trên theo hướng xiên phải (trái) khi đến gần đường kẻ 1 thì lượn cong tròn đầu. Với nét này khá khó nên ba mẹ cần kiên nhẫn để dạy bé luyện tập nhiều hơn.

  • Nét khuyết bao gồm: khuyết trên và khuyết dưới. Cách viết là đặt bút trên dòng kẻ thứ 2 cách đường kẻ đứng nửa ô ly về phía trái và đưa lên góc đường kẻ thứ 3 giữa đường kẻ thứ 4, đưa lên góc đường kẻ thứ 1 trên, chạm vào cả đường kẻ thứ 2 trên. Cuối cùng, đưa nét thẳng dọc theo đường kẻ đứng và kết thúc tại đường kẻ thứ 1 ( nét khuyết dưới tương tự).

  • Ngoài ra, còn có nét hất và nét ghi dấu phụ. Riêng nét hất sẽ giúp chữ viết của bé trở nên bay bổng và đẹp mắt hơn, tuy nhiên ba mẹ hãy dạy con mình các nét cơ bản trước khi cho bé viết nét hất. Nét ghi dấu phụ thì gồm: nét râu có trong các chữ ơ, ư; nét chấm ví dụ chữ i; nét vòng ở chữ: k, b,v,… và nét cong dưới nhỏ, ví dụ chữ ă.

Xem thêm  Cập nhật bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ nhất hiện nay

Bên cạnh đó, cách dạy trẻ nhận biết ô ly cũng phải được chú trọng, để trẻ có thể dễ dàng “đóng khung” hay xác định điểm đầu và cuối của mắt chữ hơn.

Bước 2: Cách viết chữ cái hoàn chỉnh:

Sau khi bé đã tự viết được các nét cơ bản, ba mẹ có thể dạy trẻ viết một chữ cái hoàn chỉnh. Lưu ý là nên tập cho bé viết chữ a trước theo phương pháp sau:

  • Đặc điểm của chữ a thường chính là cao 2 li, gồm 3 đường kẻ ngang, được viết bằng 2 nét. Nét 1 thường con kín riêng nét 2 thì móc ngược phải

  • Cách viết: từ nét 1, đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét cong tròn khép kín từ phải sang trái. Tiếp đến nét 2, tại điểm dừng bút của nét 1 hãy lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sang nét cong kín đến đường kẻ 2 thì dừng bút.

Bước 3: Dạy bé viết theo từng nhóm chữ cụ thể

Nếu bạn hướng dẫn bé viết theo cách này giúp trẻ nhận biết được điểm chung của từng loại chữ cái, từ đó dễ dàng ghi nhớ lâu và việc học tiếng việt sẽ tốt hơn. Các nhóm chữ được phân thành ba nhóm gồm các đặc điểm sau:

Nhóm 1: Gồm 8 chữ: i, u, ư, t, n, m, v, r

  • Điểm chung của các mặt chữ này là được cấu từ các nét móc (móc xuôi, móc ngược và móc hai đầu).

  • Cần lưu ý các điểm đặt bút, dừng bút, độ cao chữ và độ rộng để chữ được cân đối, trông hài hòa hơn.

Nhóm 2: Gồm 6 chữ: l, b, h, k, y, p

  • Sáu chữ cái này luôn có nét khuyết (khuyết xuôi, khuyết ngược).

  • Điểm lưu ý ở nhóm hai là cần tập trung để rèn tốt các nét khuyết, đặc biệt ở các chữ: l, b, h, k thì các bé nên luyện tập nhiều để nét chữ uyển chuyển hơn.

Nhóm 3: Bao gồm 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s

  • Nét cong kín và cong hở được thể hiện rất rõ ở các chữ cái này. Ba mẹ hãy kiên nhẫn dạy bé ở nhóm 3 này vì nét cong trong bảng chữ cái được viết rất nhiều, đặc biệt là ở chữ o. Khi có kỹ năng viết tốt nét này sẽ giúp bé luyện các nét cong khác dễ dàng.

Xem thêm:

  • Những phương pháp dạy trẻ học bảng chữ cái nhận được sự đánh giá cao từ phía các bậc phụ huynh
  • Tiết lộ phương pháp luyện viết chữ đẹp lớp 2 cho bé nhanh và chuẩn nhất

Bước 4: Dạy bé viết chữ ghép

Đối với chữ ghép, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ viết các chữ sao cho liền mạch, nối nét đúng khoảng cách. Bạn có thể tham khảo cách viết chữ ghép gh dưới đây để dạy bé luyện viết tốt hơn nhé:

  • Chữ gh được viết bởi 2 chữ cái “g” và “h”, đối với chữ g ở nét 1 thì đặt bút ở đường kẻ 3 trên một chút, viết nét cong kín từ phải sang.

  • Ở nét 2, từ điểm dừng bút của nét 1, đặt bút lên đường kẻ 3. Viết nét khuyết ngược kéo dài xuống tới đường kẻ 4 dưới và dừng ở đường kẻ 2 trên.

  • Từ điểm dừng bút của chữ g nối liền với chữ h viết nét khuyết xuôi. Lưu ý là đầu nét khuyết chạm vào đường kẻ 6 , kéo thẳng xuống và dừng bút ở đường kẻ 1. Với nét 2, đặt bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu, viết nét móc chạm vào đường kẻ 3 và kéo xuống đường kẻ 1, móc ngược lên tại đường kẻ 2.

Xem thêm  Bí quyết viết chữ hoa sáng tạo đơn giản

Bước 5: Hướng dẫn bé viết chữ nối

Nối chữ giúp các bé tự tạo liên kết từ ý nghĩa, tạo ra nét chữ đẹp và tốc độ viết ngày càng nhanh. Đây là một cách viết giúp trẻ ứng dụng các chữ tạo thành vần, vì thế bạn cần dạy trẻ các kỹ thuật về nối chữ theo nguyên tắc sau:

  • Ví dụ đối với chữ “im”, đặc điểm là nét móc của chữ cái đầu sẽ nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.

  • Và khi nối hai nét ở hai chữ cái, cần lưu ý về khoảng cách giữa hai chữ sao cho vừa phải, hợp lý và có tính thẩm mỹ.

Một số mẹo hay giúp bạn dạy con tập viết chữ hiệu quả hơn

Dù ở bất kì độ tuổi nào mà bé học chữ, bên cạnh việc dạy con mình cách luyện chữ đẹp thì ba mẹ cần tạo sự hứng thú, đam mê với các chữ cái cho trẻ. Vì như thế sẽ là nguồn động lực giúp trẻ học tốt và nhanh hơn, nếu chỉ học mỗi chữ với chữ sẽ dễ gây nhàm chán và trẻ có xu hướng lười học. Tham khảo một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn học tập tích cực hơn nhé.

Sử dụng các món đồ dùng sáng tạo

Hãy tận dụng các món đồ dùng để cho bé ghép thành các con chữ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Ba mẹ có thể sử dụng khuy áo, các viên đá nhỏ trong vườn,… để trẻ xếp thành các hình chữ cái. Đây là phương pháp hiệu quả, đơn giản mà bạn có thể vận dụng ngay tại ngôi nhà của mình.

Dạy bé học tiếng việt qua các trò chơi

Chẳng hạn qua trò chơi cắt dán, ba mẹ có thể giúp bé củng cố lại kiến thức và tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Ba mẹ cần chuẩn bị một tờ giấy khổ lớn và viết các chữ cái vào trong, ví dụ với chữ d, hãy để bé tìm các hình ảnh có liên quan đến chữ d như: con “dê”, đôi “dép”,… và gắn vào tờ giấy chứa chữ “d” đó.

Tạo hứng thú cho bé bằng cách viết chữ trên cát

Một mẹo nhỏ giúp bé có niềm đam mê với bảng chữ cái chính là cho bé tập viết trên cát. Nếu trẻ nhà bạn đã quen với việc luyện viết trên giấy hàng ngày, hãy đổi mới cho bé bằng cách sử dụng cát làm thành một chiếc bảng vừa đủ và cho bé tập viết trên đó.

Phương pháp này đã được nhiều trường áp dụng để tạo hứng thú cho trẻ, ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà luôn nhé.

Những sai lầm phổ biến ở các bậc phụ huynh trong cách dạy bé viết chữ cái

Khi áp dụng những mẹo dạy bé viết chữ kể trên, thì các bậc phụ huynh cũng cần phải tránh xa các lỗi sai thường gặp này, nếu không muốn “càng dạy càng sai”, khiến cho trẻ dễ chán nản và mất đi hứng thú học ban đầu. Cụ thể như:

  • Ép trẻ học quá sức
  • Bắt ép trẻ học ngay cả khi đang chơi với bạn
  • Phạt trẻ hay tệ hơn là đánh mắn khi trẻ học không tốt
  • Đe dọa trẻ: Thường gặp nhất là ba mẹ lấy thước gõ vào tay trẻ khi trẻ viết sai.
  • Không thường xuyên thay đổi phương pháp dạy mới

Bài viết là những phương pháp hữu ích để ba mẹ có thể dạy bé tập viết bảng chữ cái hiệu quả hơn. Hãy nên nhớ rằng trẻ em là những mầm chồi non đang lớn dần, vì thế cần tạo cho trẻ những sự thích thú thay vì áp đặt lên các bé. Chúc bạn thành công!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.