1. Dàn ý Phân tích 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm.
– Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
1.2. Thân bài:
Khái quát về đoạn trích:
– Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiền Tông, quanh kinh thành Thăng Long có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, Triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.
– Giá trị nội dung: Đoạn trích này nói lên những cung bậc, sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, tủi hờn của kẻ chinh phụ khao khát tình yêu và cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
Phân tích 8 câu thơ cuối:
Luận điểm 1: Ước muốn của người chinh phụ
– Hình ảnh thiên nhiên:
+ Gió Đông: Ngọn gió xuân mang đến hơi ấm và sự sống, gió mang tin vui, tượng trưng cho sự sum họp, đoàn viên.
+ Non Yên: Điển tích nói đến núi Yên Niên, nơi biên giới phía Bắc xa xôi, nơi người chồng đang tranh chiến.
+ “Nghìn vàng”: Ẩn dụ tâm hồn người chinh phục (buồn sầu, lẻ loi, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)
→ Điều ước của người chinh phục gửi hy vọng và lòng yêu thương vào ngọn gió xuân đưa đến chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.
→ Không gian vô cùng, vô tận, không chỉ là khoảng không gian vô tận ngăn cách lứa đôi mà còn là nỗi nhớ da diết, vô hạn của kẻ chinh phụ, là tình yêu của người vợ nơi quê nhà.
Luận điểm 2: Nỗi nhớ của người chinh phụ
– Không gian:
+ “Non yên – non yên, trời – trời” → Thủ pháp điệp liên hoàn nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở gợi lên nỗi nhớ da diết trong lòng người chinh phụ không thể nào tắt được.
+ “thăm thẳm, đau đáu” : tột cùng ngang trái của nỗi nhớ. Thăm thẳm là nỗi nhớ da diết, dai dẳng, triền miên, còn da diết là nỗi nhớ kèm theo nỗi đau, nỗi sầu. → Nỗi nhớ miên man trong thời gian vô tận, da diết bởi không gian xa xăm.
+ “Đường lên bằng trời”: Khoảng cách tưởng như vô tận không có điểm cuối.
=> Nhấn mạnh sự xa cách vô định của người chinh phụ đồng thời thể hiện tình yêu, nỗi nhớ da diết. Sắc thái của nỗi nhớ ngày một tăng lên, dồn nén đến nhức nhối.
Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh
– “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người gặp trong sầu đau.
Mặc dù khung cảnh về cơ bản là vô tri vô giác, nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu ảnh vật.
+ “Cành cây sương đượm”: chỉ sự buốt giá, lạnh lẽo
+ “Tiếng trùng mưa phun”: sự ảo não, hoang vắng, nghe được tiếng côn trùng kêu.
=> Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nhớ nhung, khao khát được đồng cảm nhưng người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra cảnh làm cho cảnh vật trở nên u ám.
Giá trị nghệ thuật:
– Sử dụng phép tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy.
– Nghệ thuật thể hiện nội tâm tinh tế
– Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
– Hình ảnh ước lệ
– Giọng điệu u sầu và buồn bã
1.3. Kết bài:
– Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ cuối: 8 câu thơ cuối gửi gắm nỗi nhớ chồng da diết ở nơi đất khách quê người.
– Liên hệ đến số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính.
2. Phân tích 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay:
Trong nửa đầu thế kỷ 18, hàng loạt các cuộc bạo loạn, nội chiến, cảnh rối ren diễn khiến nhiều gia đình rơi vào bi kịch ly tán,tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời đã thể hiện thành công khát khao hạnh phúc của con người cùng bày tỏ sự lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tám câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã diễn tả các cung bậc trạng thái cảm xúc của người chinh phụ.
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Dù tâm trạng của người chinh phụ luôn cô đơn và buồn bã, chìm sâu trong bi kịch của sự cô đơn và những linh cảm chẳng lành, vậy mà nàng vẫn nhìn ngóng chờ đợi người chinh phu nơi biên cương xa xôi.
Không gian ngoại cảnh được phóng đại theo độ cao và độ rộng của vùng núi Non Yên, cho thấy khoảng cách địa lý xa xôi. Đó cũng là không gia tràn ngập nỗi nhớ nhung của nhân vật trữ tình. Nhà thơ đã kết hợp hàng loạt từ láy như “thăm thẳm”, “đau đáu”, “thiết tha” với các phép điệp ngữ như“non Yên – non Yên”, “đường lên bằng trời – trời thăm thẳm”, tác giả miêu tả một nỗi đau không nguôi cùng nỗi u sầu luôn thường trực trong tâm hồn người chinh phụ.
Đến đây, khung cảnh cũng chứa đựng một không khí trĩu nặng và buồn bã:“cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun”. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được tác giả sử dụng thành công để thể hiện tâm tư, nỗi lòng của nhân vật. Không gian tĩnh mịch, hiu quạnh như sương chiều thấm vào không chỉ cành lá mà thấm cả vào lòng người lạnh giá.
Tiếng côn trùng được khắc họa qua bút pháp “lấy động tả tĩnh” càng nhấn mạnh sự hiu quạnh, hiu hắt của cảnh vật nơi đây. Phải chăng đó cũng là tiếng lòng yếu đuối trong nỗi đau bất lực của nàng? Tâm trạng u uất của nàng đã hòa cùng tiếng mưa và cảnh vật.
Bằng cách sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng và bút pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả đã tái hiện thành công bức tranh tâm trạng phức tạp nhưng thống nhất của Chinh phụ. Các cung bậc cảm xúc được khắc họa một cách sinh động nhưng đều thể hiện tấm lòng tha thiết của người phụ nữ thủy chung, khát khao hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
Qua đó, ta tìm thấy được tiếng nói đồng cảm, xót thương của tác giả đối với bi kịch của người phụ nữ và lên án, phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến loạn lạc, rối ren.
3. Phân tích 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ấn tượng:
Khác với thời kỳ đầu của văn học trung đại, ca ngợi lòng dũng cảm, chí khí của các anh hùng, lấy cảm hứng ca ngợi những thành tựu vĩ đại của cả dân tộc, ở thế kỷ 18, 19, chế độ phong kiến nhà nước đứng trước sự khủng hoảng nghiêm trọng với những cuộc nội chiến nổ ra, sự bình yên của bao gia đình bị cướp đi, thì văn học lên ngôi, nở rộ với lời kêu gọi tha thiết đòi quyền sống của con người bằng cảm hứng nhân đạo.
Trong đó có tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, do Đoàn Thị Điểm dịch. Trong tám câu thơ cuối, chúng ta thấy người chinh phụ đang cố gắng thoát khỏi nỗi buồn bao trùm không gian, thời gian và tâm hồn.
Nàng tìm kiếm những yếu tố ngoại cảnh để làm cứu cánh. Tuy nhiên, khung cảnh bên ngoài chỉ có tiếng gà “eo óc” gáy, là “hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”, càng gợi lên nỗi xót xa, lẻ loi, cô đơn của nàng trong cảnh “ bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. Sau cùng, chỉ còn lại Kẻ chinh phụ cùng nỗi nhớ và một nỗi buồn, nỗi sầu triền miên “ đằng đẵng” theo thời gian, “ dằng dặc theo thời gian’’.
Dù “ gượng” đốt hương, “ gượng” soi gương, “ gượng” gảy ngón đàn mà đến nỗi sợ “ hồn đà mê mải”,sợ” lệ lại châu chan”, sợi “ dây đứt phím chùng” mà đành trở về với bi kịch trong khi nỗi cô đơn ngự trị tâm hồn. Trong nỗi đau và sự cô đơn, người chinh phụ khao khát gửi những nỗi nhớ da diết trong tim đến ngàn phương xa, nơi người mình yêu thương đang nơi đấy.
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”
Đó là tất cả sự chân thành, là tình cảm chung thủy, trọn vẹn và nguyên vẹn nhất mà người chinh phụ đã bồi đắp, tất cả được gửi gắm đến núi Non Yên để sẻ chia, để bày tỏ tận đáy lòng mình , và cũng là để bày tỏ tình cảm và khao khát tình yêu.
Non Yên là một địa danh có tên cụ thể, nhưng không ai biết nó ở đâu và cách bao xa. Phải chăng đó chỉ là hình ảnh tượng trưng cho khoảng cách xa xôi giữa hai con người, nỗi vô vọng của người chinh phụ, nỗi vô vọng về một tình yêu trọn vẹn, thủy chung trao gửi mà không thể nhận được hồi đáp.
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.”
Khoảng cách càng xa, nỗi nhớ càng sâu, càng da diết, đến cả trời thăm thẳm xa vời cũng không thể thấu được sự tràn đầy của nó, biển cả mênh mông cũng không thể hiểu được hết độ sâu của nỗi nhớ ấy. Khi những suy nghĩ đã trở nên tĩnh lặng, người chinh phụ trở lại thực tế và nhìn thấy cảnh vật gần mình nhất.
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi.”
Đêm sâu, trời lạnh, mọi cảnh vật trần trụi và khô khốc giờ đây nằm cạnh nhau và phản chiếu lẫn nhau, và trước mắt kẻ chinh phụ, bức tranh lại hiện ra với gam màu u ám, tăm tối và đau thương.“ Cảnh buồn người thiết tha lòng” hay như Nguyễn Du từng nói: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, Hoặc là cảnh đax nhuốm màu buồn lên hồn người hoặc chính tâm hồn đã lan thấm nỗi xót xa vào cảnh vật.
Ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh. Nhưng chính sức mạnh nội tại trong tâm hồn đã thúc đẩy người chinh phụ trỗi dậy và tìm cách đến không gian ngoài kia để giải thoát cho linh hồn. Và nàng đã thấy:
“Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng…”
Khoảnh khắc bắt gặp hình ảnh Bông hoa nguyệt ấy cũng chính là là khoảnh khắc người Chinh Phụ say sưa với quá khứ êm đềm bên người mình yêu -gắn bó, quấn quít, kề cận bên nhau không rời. Một loạt từ chỉ hành động liên tiếp nhau “lay, xuyên, theo, dãi, in, lồng, thắm” càng tô đậm khát khao, khát vọng hạnh phúc, được quấn quít bên người mình yêu thương đến cồn cào, cháy bỏng, rạo rực. Tuy nhiên, thực tế bi đát là “Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Hình tượng Hoa Nguyệt tuy trùng phùng nhau nhưng vẫn là hai thực thể hoàn toàn khác biệt, cách xa nhau và không thể hợp nhất. Dù gắn bó, quấn quít với nhau nhưng đã lùi vào dĩ vãng, vào miền sâu thẳm tuyệt vọng. Ngay khi khao khát kết thúc, nỗi đau cũng vậy, tràn đầy và khôn nguôi như xé lòng và không thể cất thành lời..
Dù chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “Chinh phụ ngâm”, nhưng “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện được tinh thần chung của cả tác phẩm. Âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn sầu sâu lắng. Trong bối cảnh đó, đôi khi có rạo rực một khát khao cháy bỏng, đôi khi là một cảm giác chung thủy và khao khát mãnh liệt. Nhưng dù ở cung bậc nào, vẻ đẹp của người phụ nữ vẫn có thể được nhìn thấy qua hình ảnh của người chinh phụ.
Lên án chiến tranh, Đặc biệt là tiếng nói tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa, đã để lại những vết thương sâu trong tâm trí con người, những vết thương không bao giờ lành miệng và sự trống rỗng trong tâm hồn gần như không thể hàn gắn. Đoạn trích này đã thể hiện một cách hoàn hảo tinh thần của tác phẩm nói chung, tư tưởng của tác giả, thậm chí là bóng dáng của thời đại văn học lịch sử và văn học đương thời.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.