174 lượt xem

Hóa học 12 Bài 24: Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại Soạn Hóa học 12 trang 104

Giải Hóa 12 Bài 24 giúp các em học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm về tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại. Từ đó biết quan sát, giải thích được các kết quả thí nghiệm.

Viết bản tường trình Hóa 12 bài 24 được biên soạn đầy đủ lý thuyết, cách làm và kết quả thí nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hoá 12 bài 24 Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

  • A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 24
  • B. Bản tường trình Hóa học 12 bài 24
Xem thêm 

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 24

1. Mục đích thí nghiệm

Hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm

Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng…

2. Kỹ năng thí nghiệm

Kĩ năng lấy hóa chất bằng ống hút, pipet

Thường thì kim loại sẽ tác dụng với oxi có trong không khí tạo lớp màng oxit, nên cà sạch lớp oxit này trước khi tiến hành thí nghiệm để quan sát rõ nhất hiện tượng xảy ra.

3. Cơ sở lý thuyết

a. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại

Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử xảy ra theo chiều: Chất oxh mạnh hơn + Chất khử mạnh hơn → Chất oxh yếu hơn + Chất khử yếu hơn

Dãy điện hóa của kim loại

b. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu trong dung dịch.

c. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học

Là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

B. Bản tường trình Hóa học 12 bài 24

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

Cách tiến hành: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãngLần lượt cho 3 mẫu kim loại Al, Fe, Cu có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm

Xem thêm  đề Thi Học Kì 1 Hóa 9 đà Nẵng

Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

Phương trình hóa học

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dung dịch HCl loãng

Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

Cách tiến hành:

Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

Hiện tượng: Sau 10 phút trên đỉnh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu) dung dịch nhạt dần màu xanh (Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

Phương trình phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

Cách tiến hành:

Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

+ Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

+ Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2.

Hiện tượng

Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1 (do Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 => pin > ăn mòn điện hóa học).

Xem thêm  Xác định Công Thức Hóa Học Của Hợp Chất

Phương trình phản ứng

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

Phương trình hóa học

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.