101 lượt xem

DpiCENTER

Chuyên đề hoàn toàn mới tại dpiCenter:

PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG STORYLINE (CONCEPT DEVELOPMENT CLASS)

-Trình bày một ý tưởng, một dự án một cách lôi cuốn và thuyết phục là một kỹ năng cần học và rèn luyện với bất kỳ ai dù bạn đang đi học hay đã đi làm. Có 3 thành phần chính để đạt được điều này:

1. Sự thật – Kể sự thật hoặc kể cái mà chúng ta tin là sự thật. 2. Câu chuyện – Trình bày một câu chuyện, không phải những mảnh số liệu hay một dàn ý. 3. Trực quan – Trình bày trực quan câu chuyện, để người khác có thể thấy những gì giống với cái mà bạn thấy được trong đầu bạn.

– Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi trình bày và phát triển ý tưởng là CÂU CHUYỆN. Cách chúng ta thực hiện nó sẽ quyết định hiệu quả của bài trình bày dù nó là trình bày thông tin để thay đổi/ cập nhật kiến thức của người khác, giải thích một quá trình để chuyển đổi khả năng của người khác, đưa đến một thông điệp cho người khác để có những hành động cụ thể, hoặc ảnh hưởng đến hiểu biết để thay đổi niềm tin của họ.

– Điều quan trọng là ý tưởng được hỗ trợ bằng một cốt truyện để nó hữu hình trong tâm trí khán giả. Nội dung trình bày không chỉ cần được nghe và thấy, mà còn cần được giao tiếp và hiểu sâu trong tâm trí họ. Để đến sau cùng, chúng ta muốn thấy hiệu quả của bài trình bày. Chúng ta muốn thấy khán giả sử dụng số liệu từ báo cáo của chúng ta để đưa tổ chức hay dự án lên mức độ tiếp theo. Chúng ta muốn khán giả đạt được kỹ năng mới thông qua những giảng giải của mình. Chúng ta muốn thay đổi quan điểm của khách hàng để họ có thể chuyển sang những thương hiệu khác bằng việc thay đổi niềm tin về sản phẩm hay công ty.

Xem thêm  Phân biệt Epoch – Batch size và Iterations

– Để đạt được những điều này, chúng ta cần đưa sự sống vào những thông tin được trình bày. Chúng ta cần cốt chuyện để gia tăng sức mạnh cho những gì mà chúng ta muốn bài trình bày của mình làm được.

– Có một cốt truyện thích hợp sẽ giúp tối ưu hóa sự hứng thú và lưu đọng lại trong khán giả những tài liệu được trình bày. Chỉ một niềm tin vào những thông tin của mình và kỹ năng kỹ thuật về đồ họa không thôi sẽ không đủ sức thuyết phục khán giả. Chúng ta cần trở thành nhà biên kịch.

Chủ đề được học trong lớp này:

1. Những loại trình bày 2. Những yếu tố và thành phần của một cốt truyện 3. Những loại chuyện, cách chọn và sủ dụng 4. Cách kể chuyên của Pixar 5. Bản nháp trước và kịch bản 6. Diễn biến cốt truyện với suy nghĩ mang tínhVIVID (Visual Verbal Interdependence – trực quan và ngôn ngữ phụ thuộc vào nhau) 7. Hình ảnh trực quan của tôi có hỗ trợ cho câu chuyện hay không?

– Học viên sẽ tham gia các hoạt động trên lớp, làm việc với các cốt truyện trình bày có sẵn. Họ cũng được yêu cầu tạo ra cốt truyện riêng cho tài liệu mà mình trình bày.

– Ai nên tham gia lớp học: Bất cứ ai quan tâm phát triển cái nhìn sâu sắc trong việc xây dựng câu chuyện cho bất cứ bài trình bày nào.

Xem thêm  "Consistent" nghĩa là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh

– Giảng viên: Thầy Jun Nguyen-Hatsushiba

+ International Visual Artist – Master chuyên ngành Arts & Graphic năm 1994 tại Maryland Institute – USA + 21 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và giảng dạy môn Creative Development

Khai giảng: 01/06/2023

Lịch học: Tối thứ 5 hàng tuần – 19h30 – 21h30

* Liên hệ:

+ Email: [email protected] + Tel. (028) 3822 5902 + Trực tiếp: 222 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.