94 lượt xem

Bầu nhau bám mặt trước là gì? Có nguy hiểm không?

Nội dung

I. Nhau thai bám mặt trước là gì?

II. Nhau bám mặt trước có mấy loại?

III. Vị trí của nhau bám mặt trước có ảnh hưởng đến em bé không?

IV. Nhau thai bám mặt trước sinh thường hay sinh mổ?

V. Lưu ý khi bầu nhau thai bám mặt trước

VI. Gợi ý sản phẩm nâng cao sức khỏe mẹ bầu

Nhau thai thường sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay sau khi trứng được thụ tinh. Nhau thai với vai trò kết nối giữa mẹ và bé. Chúng đảm nhiệm vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ nuôi lớn bào thai và đào thải chất độc ra khỏi thai nhi.

Trong một số trường hợp, nhau thai phát triển và bám ở ngay đầu thai nhi. Hiểu đơn giản hơn, thai nhi nằm phía sau và nhau thai nằm ngay phía trước được gọi là nhau thai bám mặt trước.

Nhau thai bám mặt trước được phân làm 3 nhóm cơ bản:

  • Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là phần nhau thai này bám ở đáy tử cung.
  • Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là phần nhau thai này bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.
  • Nhau thai trước nhóm 3 nghĩa là phần nhau thai này bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Nhau thai trước nhóm 3 thường bào thai trên 20 tuần mới có thể xác định được.

Nhau bám mặt trước là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, nhau bám mặt trước, mẹ bầu sẽ có ít nhiều những cảm nhận như:

  • Cảm nhận cử động của em bé: Nhau bám mặt trước ít nhiều sẽ tạo nên sự ngăn cách của bé và tử cung. Mẹ bầu sẽ không cảm nhận được quá rõ ràng cử động của con trong những tháng đầu. Chỉ đến giai đoạn cuối thai kỳ, khi thai nhi lớn và có tần suất đạp cao và lực mạnh thì mẹ bầu mới cảm nhận được rõ ràng.
  • Tạo khó khăn trong quá trình can thiệp từ bác sĩ: Nhau thai bám mặt trước sẽ cản trở những thủ thuật y khoa. Trong trường hợp, bé ngôi ngược, mông ra trước, nhau thai bám mặt trước sẽ gây 1 chút khó khăn trong quá trình đưa bé ra ngoài.
  • Khó nghe nhịp tim bé: Vị trí nhau bám mặt trước gây khó khăn trong việc bác sĩ nghe nhịp tim của em bé. Tuy nhiên, việc siêu âm và xác định giới tính thai nhi sẽ không có trở ngại gì lớn.
  • Làm tăng những cơn đau đẻ, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng chuyển dạ chậm với đau đớn và những khó chịu ở phần lưng khi sinh.
Xem thêm 

Hiện nay, chưa có một lời khuyên chính xác nào cho vấn đề khi mang thai mẹ nên sinh thường hay sinh mổ. Tùy vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách sinh an toàn và dễ dàng nhất.

Thường, vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai của mẹ bầu có nhau thai bám mặt trước. Nếu rau thai không di chuyển lên phía trên mà vẫn nằm phía dưới tử cung sẽ dẫn đến tình trạng rau tiền đạo. Với trường hợp này, bác sĩ cần tiến hành siêu âm xác định vị trí của thai nhi, bánh rau và chỉ định sinh mổ hay sinh thường để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Mẹ đừng nên quá lo lắng về vấn đề nhau thai bám mặt trước. Đây là hiện tượng bình thường và có rất nhiều bà bầu gặp phải. Thay vì lo lắng, mẹ hay chú ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám thai định kỳ.
  • Không vận động mạnh trong suốt thời gian mang thai.
  • Nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Đặc biệt, giai đoạn cuối thai kỳ mẹ nên bổ sung thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.
  • Không sử dụng chất kích thích qua bất kỳ thực phẩm hay đồ uống nào.
  • Luôn giữ một tâm trạng thoải mái.
Xem thêm  Vùng sâu, vùng xa là gì? Danh sách các địa bàn vùng sâu vùng xa khó khăn?

Những biến chứng của nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện kịp thời. Dù khả năng xảy ra biến chứng không cao nhưng mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn dò của bác sĩ. Từ đó đảm bảo cho mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngoài tuân thủ những lưu ý trên để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể tham khảo một số sản phẩm dưới đây để nâng cao sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bào thai:

1. Sữa bầu

Sữa bầu là thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho mẹ trong giai đoạn trước trong và sau thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo 2 dòng sản phẩm sữa bầu:

  • Royal Ausnz Pregnant Mother Formula: sữa bầu dành cho bà bầu ốm nghén và an toàn với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
  • Nature One Dairy Pregnancy Formula: sữa bầu cung cấp đến 23 vitamin và khoáng chất, không gây táo bón và nóng trong cho mẹ bầu.

2. Các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Sự xuất hiện của bào thai trong cơ thể mẹ đòi hỏi một lượng lớn các chất cơ bản như sắt, canxi, vitamin tổng hợp. Vì vậy, ngoài sữa bầu, mẹ nên tìm hiểu các sản phẩm viên uống để đáp ứng dinh dưỡng tốt nhất cho mình và bào thai. Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm:

Xem thêm  ARM là gì? Tất tần tật về bộ xử lý ARM

Lời kết: Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu chi tiết hơn về nhau bám mặt trước và không cần quá lo lắng về hiện tượng này. Mẹ hãy cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân thật tốt để có một thai kỳ luôn khỏe mạnh. Chúc các mẹ có hành trình mang bầu thật hạnh phúc.

>>>Cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe mẹ và bé tại Nhà thuốc 365.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.