86 lượt xem

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Cánh diều bài: Đêm nay Bác không ngủ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản thơ khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

– Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Buổi tối, thường mấy giờ em đi ngủ? Có khi nào em mất ngủ không? Em cảm thấy lúc đó như thế nào?

– HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

– GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập VB Đêm nay Bác không ngủ
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Đêm nay Bác không ngủ.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Xem thêm  Bảng chữ cái Tiếng Anh: Cách đọc, phiên âm, đánh vần và điều cần biết

– GV đặt câu hỏi:

+ Trong đêm, anh đội viên thức dậy mấy lần? Mỗi lần thức dậy, anh nhìn thấy điều gì? Tâm trạng của anh như thế nào?

+ Em có nhận xét gì về tình cảm của anh đội viên đối với Bác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS chuẩn bị trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Nêu hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của Bác Hồ trong đêm.

+ Vì sao Bác Hồ không ngủ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tổng kết về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của VB.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Minh Huệ (Nguyễn Đức Thái- 1927)

– Quê quán: Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.

2. Tác phẩm

– Sáng tác: 1951.

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe kể về một câu chuyện của thật của Bác khi đi chiến dịch Biên giới 1950.

– Là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Các nhân vật: anh đội viên và Bác Hồ

– Kể theo trật tự thời gian.

– Thể thơ: thơ năm chữ

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

– Bố cục:

§ Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

§ Phần 2: Còn lại: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Nhân vật anh đội viên

* Hoàn cảnh:

– Thời gian: trời đã về khuya.

– Không gian: mái lều tranh “xơ xác”, trời mưa “lâm thâm”.

 Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.

* Lần thức dậy đầu tiên:

– Thái độ: ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng cho sức khỏe của Bác.

– Hành động: nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác

– Tâm trạng:

+ Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp.

+ Thổn thức, thì thầm xúc động .

* Lần thứ ba thức dậy:

+ Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ.

Xem thêm 

+ Đồng cảm, thấu hiểu “Anh đội viên nhìn Bác/ Bác nhìn ngọn lửa hồng”.

+ Niềm vui sướng khi hiểu được tấm lòng, sự vĩ đại của và hạnh phúckhi được thức cùng Bác.

* Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

– Các từ láy giàu giá trị biểu cảm

– Điệp từ : “càng”, “mời Bác ngủ”

– Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh.

Nhận xét:

– Anh đội viên thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ với Bác Hồ.

➩ Tình cảm yêu kính của anh đội viên, cũng như của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam với Bác.

2. Hình ảnh Bác Hồ

– Hình dáng: vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng

– Cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ

– Tâm trạng: lo lắng, không ngủ, thương đoàn dân công, mong trời sáng

→ Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.

– Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công

 Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.

* Nghệ thuật:

– Các từ láy gợi hình.

– So sánh, ẩn dụ.

– Điệp ngữ “Đêm nay” nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ  Bác thức là một lẽ thường tình.

III. Tổng kết bài học

1. Nội dung

a. Nội dung

– Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.

– Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

b. Ý nghĩa

– thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.

2. Nghệ thuật

– Thể thơ 5 chữ.

– Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

NV1: – GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám.

B. Trong thời kì chống Pháp.

C. Trong thời kì chống Mĩ.

D. Khi đất nước hòa bình.

Câu 2: Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?

A. Ngạc nhiên

B. Lo lắng

C. Hốt hoảng, giật mình

D. Xúc động, nghẹn ngào

Câu 3: Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ?

A. Bác lo lắng cho các chiến sĩ.

Xem thêm 

B. Bác thương đoàn dân công.

C. Bác lo lắng cho chiến dịch.

D. Cả ba ý trên.

Câu 4: Ý nghĩa của ba câu thơ kết bài là gì?

…đêm nay Bác không ngủ

Vỡ một lẽ thường tỡnh

Bác là Hồ Chí Minh.

A.Bác lo lắng cho nhưng người chiến sĩ ở chiến trường.

B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ ngoài rừng.

C. Bác lo lắng cho chiến dịch.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Tác giả đã khái quát nguyên do Bác không ngủ bằng một câu thơ đặc sắc. Đó là câu thơ nào?

A. Bác thức thì mặc Bác.

B. Bác ngủ không an lòng.

C. Bác thương đoàn dân công.

D. Bác là Hồ Chí Minh.

Câu 6: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?

A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.

B. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân.

C. Tinh thần vì dân, vì nước.

D. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.

Câu 7: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B.Tế Hanh

C. Minh Huệ

D. Viễn Phương

Câu 8: Bài thơ dùng phương pháp biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm

Câu 9: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện điều gì ở tác giả?

A. Tình cảm yêu kính, cảm phục đối với Bác.

B. Tâm trạng lo lắng cho sức khỏe của Bác.

C. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương.

D. Tinh thần vì đồng đội, đồng chí.

Câu 10: Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai?

A. Anh đội viên

B. Đoàn dân công

C. Anh đội viên và Bác Hồ

D. Bác Hồ

Câu 11: Hình ảnh bác Hồ được miêu tả thông qua các chi tiết nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình

B. Cử chỉ, hành động

C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình

D. Dáng vẻ, hành động, lời nói

Câu 12: Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trong bài thơ trên?

A. Lâm thâm

B. Thâm trầm

C. Trầm ngâm

D. Mênh mông

Câu 13: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

A. Người cha mái tóc bạc.

B. Bóng Bác cao lồng lộng.

C. Bác vẫn ngồi đinh ninh.

D. Chú cứ việc ngủ ngon.

– GV chữa nhanh đáp án.

Gợi ý đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

B

C

D

D

D

B

C

D

A

C

D

B

A

NV2: – GV yêu cầu HS viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của bản thân về câu thơ/ khổ thơ mà mình thích.

– HS viết bài. GV hỗ trợ khi cần thiết.

– GV mời một số HS trình bày bài làm của mình, sau đó nhận xét, chữa bài.

Gợi ý:

+ Câu thơ/ đoạn thơ đó có nội dung như thế nào? Vị trí của nó trong cả bài thơ?

+ Câu thơ/ đoạn thơ đó có gì đặc biệt khiến em thích? (nội dung, nghệ thuật, liên tưởng,…)

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.