Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, giúp giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này.
Nội dung chi tiết bao gồm 3 dàn ý và 23 bài văn mẫu và các mẫu mở bài gián tiếp và kết bài gián tiếp nhằm giúp cho học sinh lớp 7 có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Dàn ý giải thích câu Có công mài sắt có ngày nên kim
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Nghĩa đen: Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén.
– Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công.
2. Vì sao “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
- Cuộc sống luôn nhiều khó khăn, thử thách.
- Kiên trì mới có thể vững bước để tiến tới thành công.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
– Dẫn chứng:
- Quá khứ: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát…
- Hiện tại: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký…
=> Họ đều trở thành những con người thành công, được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ.
– Liên hệ bản thân: Học sinh cần chăm chỉ và kiên trì học tập, rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Văn nghị luận Có công mài sắt, có ngày nên kim lớp 7 ngắn nhất
Đoạn văn mẫu số 1
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp của con người, vì vậy mà ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời nhắc nhở con cháu vô cùng quý giá. Trước hết, xét về nghĩa đen câu tục ngữ nhắc đến một hành động có trong thực tế. Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn nếu xét theo nghĩa bóng, ông cha đã mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công. Đối với mỗi học sinh hãy rèn luyện đức tính kiên trì, không ngại khó khăn gian khổ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới gặt hái được quả ngọt. Đây là một câu tục ngữ có giá trị trong cuộc sống hiện tại. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự canh tranh đòi hỏi con người cần phải nỗ lực nhiều hơn, kiên trì với mục tiêu mới có thể đạt được thành công. Tóm lại, có thể khẳng định rằng lời khuyên mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Đoạn văn mẫu số 2
Một trong những câu tục ngữ giàu giá trị là “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đến cho con người bài học về tính kiên trì. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến hình ảnh quen thuộc về công việc của những người thợ rèn. Từ một khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn ra chiếc kim nhỏ bé. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng khi kiên trì, nỗ lực sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cuộc sống là một chặng đường rất dài, mà đôi khi trong quá trình bước đi, chúng ta sẽ đâm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Chỉ người bản lĩnh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại mới có thể trở thành một cây kim sáng bóng. Đối với những học sinh – chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn. Có kiên trì, con người mới trở thành một “viên ngọc sáng” trong cuộc đời này.
Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim
Bài văn mẫu số 1
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp cần có trong cuộc sống. Bởi vậy mà tục ngữ có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” nhắc nhở đến mỗi người bài học ý nghĩa về lòng kiên trì.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ đã gợi ra một hình ảnh có trong thực tế nói về công việc của những người thợ rèn. Họ có thể rèn từ khối sắt to lớn và thô sơ thành chiếc kim sắc nhọn và sáng bóng. Xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua mọi thử thách, làm nên thành công.
Rõ ràng, kiên trì và nghị lực là hai yếu quan trọng đối với mỗi người trong hành trình tiến tới thành công. Một vài tấm gương có thể kể đến như Thomas Edison, người đã đối mặt với thất bại vô số lần để phát minh thành công ra những sản phẩm vĩ đại cho nhân loại. Hay Nick Vujicic, người đàn ông không có cả chân lẫn tay nhưng vẫn không từ bỏ, mà vẫn cố gắng để trở thành diễn giả nổi tiếng, một trong những người truyền cảm hứng cho giới trẻ. Chẳng có việc gì mà con người không thể làm được, nếu như có được lòng kiên trì, nghị lực mạnh.
Tuy nhiên, vẫn có một số người sống thiếu nghị lực, không kiên trì. Khi gặp phải khó khăn, họ dễ dàng cảm thấy chán nản, chấp nhận đầu hàng và nhận lấy thất bại. Điều này thật đáng phê phán. Những người như vậy sẽ rất khó đạt được thành công.
Đối với một học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhở đáng giá. Chúng ta cần kiên trì học tập, rèn luyện để chuẩn bị hành trang cho tương lai, hoàn thiện bản thân. Kiên trì với mục tiêu học tập, ước mơ của bản thân là một điều cần thiết.
Tóm lại, “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã giúp mỗi người có động lực, niềm tin hơn trên con đường chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy ghi nhớ câu tục ngữ để luôn nhắc nhở bản thân cố gắng hơn từng ngày.
Bài văn mẫu số 2
Có người đã từng khẳng định rằng: “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Kiên trì là một đức tính tốt đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã nhắc nhở con cháu rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến hình ảnh quen thuộc về công việc của những người thợ rèn. Từ một khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn ra chiếc kim nhỏ bé. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng khi kiên trì, nỗ lực sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Như vậy, câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần phải rèn luyện đức tính kiên trì.
Cuộc sống là một chặng đường rất dài, mà đôi khi trong quá trình bước đi, chúng ta sẽ đâm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Nhưng người bản lĩnh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại sẽ trở thành một cây kim sáng bóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
“Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên”
Đất nước Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chúng ta phải trải qua rất nhiều mất mát, đau thương. Có người mất người thân, có người ra đi mãi mãi. Tuy chặng đường chiến đấu là lâu dài, khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn luôn kiên trì, đoàn kết chiến đấu. Kết quả chính là ngày hôm nay, chúng ta được sống trong nền độc lập, tự do.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có n hiều người không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Họ chỉ biết sống một cách thụ động, thiếu đi quyết tâm cùng sự kiên trì khi làm bất cứ việc gì. Nếu gặp phải khó khăn, họ sẽ sợ hãi rồi không dám vượt qua. Cách sống như vậy sẽ khiến họ phải nhận lấy thất bại. Hiểu được điều đó, mỗi học sinh cần cố gắng nỗ học tập không ngừng, đừng nản chí hay buông xuôi theo dòng chảy cuộc đời. Trong tương lai, mỗi người sẽ đạt được thành công như mình mong ước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chứa đựng lời khuyên giá trị. Cho dù gặp phải khó khăn nào, chúng ta cũng cần kiên trì bước tiếp, tin rằng sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Bài văn mẫu số 3
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là lời khuyên nhủ con người ý nghĩa của lòng kiên trì trong cuộc sống.
“Có công mài sắt có ngày nên kim” gợi ra một hình ảnh có trong thực tế nói về công việc của những người thợ rèn. Từ khối sắt to lớn và thô sơ, người thợ rèn có thể tạo thành chiếc kim sắc nhọn và sáng bóng. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần có đức tính kiên trì để vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Trong bất cứ lĩnh vực nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp được những tấm gương về lòng kiên trì. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười vô số lần. Nếu như không kiên trì với những phát minh của mình, nhân loại đã không có được ánh sáng như ngày hôm nay. Hay như Nick Vujicic, người đàn ông không có cả chân lẫn tay. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, kiên trì không ngại gian khổ, anh đã trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Đó chính là lời khẳng định của Bác cho ý nghĩa của lòng kiên trì, cũng như ý chí trong mọi công việc.
Dù vậy, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu nghị lực, không kiên trì. Khi gặp phải thử thách họ ngại phải đương đầu, lo sợ thất bại và dễ dàng bỏ cuộc. Đó là cách nghĩ và hành động sai lầm, cần thay đổi. Với tư cách là một học sinh, em luôn rèn luyện để bản thân luôn cố gắng học tập, kiên trì với ước mơ.
Như vậy, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một câu tục ngữ giàu hình ảnh, giúp mỗi người có động lực, niềm tin để tiếp tục cố gắng trên con đường tìm đến đích của thành công.
Bài văn mẫu số 4
Hành trình bước đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Bởi vậy mà ông cha ta đã để lại lời khuyên vô cùng quý giá qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Ở đây, người đọc có thể hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ nói đến một hành động có trong thực tế. Từ những thanh sắt to lớn, người thợ rèn có thể tạo ra chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta hãy luôn kiên trì rèn luyện, không ngại dấn thân để vượt qua thử thách. Từ đó, mỗi người sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.
Cuộc sống là một hành trình dài vô tận. Trong hành trình đó, mỗi người đều có những ước mơ của riêng mình. Và để tiến đến ước mơ đó sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Bởi vậy, chỉ có kiên trì đối mặt, không ngại khó khăn thì chúng ta mới có thể vượt qua được những thử thách đó. Ta có thể bắt gặp trong cuộc sống rất những tấm gương đáng quý. Đó có thể là những chàng trai, cô gái sinh viên mới ra trường. Nhưng họ đã không ngại khó khăn sáng lập ra những dự án với ước mơ đem lại lợi ích cho cộng đồng. Những doanh nghiệp trẻ sáng tạo ra những sản phẩm được bạn bè quốc tế đón nhận, ước mơ của họ là có thể vươn tầm doanh nghiệp của Việt Nam ra biển lớn. Hay trong lĩnh vực thể thao, chắc không ai quên được hình ảnh những cầu thủ trẻ của đội tuyển U23 Việt Nam – họ đã chiến đấu và ghi tên mình vào ngôi vị Á quân U23 châu Á. Trong mỗi cầu thủ trẻ không chỉ có tình yêu với bóng đá, màu cơ sắc áo của dân tộc mà còn là ước mơ mãnh liệt đưa bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Nhờ có vậy mà họ vẫn luôn kiên trì không ngừng, rèn luyện từng giờ từng phút để có thể thực hiện được ước mơ của mình.
Bản thân một học sinh như tôi, sự kiên trì trong học tập, rèn luyện phẩm chất là vô cùng cần thiết. Chỉ có như vậy, mỗi học sinh mới xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã để lại một lời khuyên có giá trị cho con người. Mỗi chúng ta hãy coi đây là một bài học quý giá mà chúng ta cần phải ghi nhớ.
Bài văn mẫu số 5
Trên hành trình tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những thử thách. Để có thể bước đến đích đến, chúng ta cần phải ghi nhớ lời dạy bảo của ông cha ta: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Quả vậy, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu nói trên muốn gợi cho chúng ta hình ảnh về những người thợ rèn. Khi có bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Con người trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.
Vì sao cần có được lòng kiên trì trong mọi công việc? Có lẽ đó là câu hỏi mà mỗi người đều muốn đặt ra cho bản thân. Câu trả lời thật đơn giản, khi có lòng kiên trì, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Khi bạn kiên trì với mục tiêu, bạn sẽ có động lực và niềm tin để thực hiện điều đó.
Có ai mà không biết đến Cao Bá Quát – một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, thành quả ngọt ngào đã đến, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng – bộ máy lãnh đạo và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 giành lại độc lập cho dân tộc. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.
Là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.
Bài văn mẫu số 6
Không một thắng lợi nào mà không gặp phải những khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, con người phải biết kiên trì bền bỉ hăng hay say lao động. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Trước hết để hiểu được câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” ta có thể hiểu nó theo nghĩa thông thường là cho dù cục sắt có to đến đâu chỉ cần ta kiên trì mài dũa thì ắt có ngày nó trở thành cây kim để khâu dệt những thành quả của ta. Nhưng ta cũng có thể hiểu nó theo một nghĩa sâu rộng hơn đó là trong một công việc nào đó ngay từ đầu nó không thể tự nhiên mà có thành quả được mà nó cần phải có lòng kiên trì bền bỉ dũng cảm mới có thể thành công được. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù có khó khăn thì chỉ cần kiên trì ta chỉ cần nhẫn nại thì cũng có thể vượt qua dễ dàng.
Cây tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn và nó đã trở thành kim chỉ nam cho con cháu của thế hệ mai sau. Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc khuyên răn mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính kiên trì bền bỉ, giá trị của niềm tin, của sự cần cù dám làm những điều khó khăn, tưởng chừng như không thể nhưng chỉ cần ta cố gắng thì mọi thứ đều có thể thay đổi.
Từ ngàn đời xưa cho đến nay sự kiên trì bền bỉ luôn được xã hội coi trọng, nó là một truyền thống từ lâu đời của dân tộc, để làm được điều đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình mang những phẩm chất đạo đức cao quý dành tặng cho mỗi người.
Như trong cuộc sống ta gặp rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn khi nhìn thấy họ ta mới thấy bản thân mình may mắn biết bao nhiêu. Tuy gặp phải khó khăn và bất hạnh nhưng ở họ luôn tràn ngập niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Họ không gục ngã nản chí mà luôn kiên cường đối diện với nó. Trong thực tế ta đã gặp rất nhiều tấm gương nỗ lực vươn lên trong cuộc sống như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký một người bị tật nguyền nhưng mang trong mình tâm hồn trong sáng, vượt qua ranh giới của bản thân để làm nên những điều cao quý. Tuy bị thương tật ở tay, khiến đôi bàn tay của thầy không thể cầm bút rồi thầy phải dùng chân để viết lên những dòng chữ rất đẹp kiên trì vượt qua rất nhiều điều trong cuộc sống…
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Ý nghĩa của câu có công mài sắt có ngày nên kim
Đoạn văn mẫu số 1
Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiên nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.
Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình. Việc mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện không tưởng, hoặc sẽ phải mất nhiều công sức và thời gian. Cũng như việc chúng ta muốn chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà con người cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.
Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao. Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi. Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.
Câu tục ngữ “Có kim mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Đoạn văn mẫu số 2
Bất kì thành công nào cũng đều phải trải qua khó khăn, thử thách. Cũng giống như ý nghĩa câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn khuyên nhủ con người.
Nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói đến công việc rèn kim loại. Một thanh sắt dù có to lớn và thô sơ đến đâu, nếu được rèn rũa cũng có thể trở thành một cây kim nhỏ bé mà sắc bén. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người, cần phải rèn luyện sức lực của bản thân qua những nghịch cảnh để ngày càng bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn. Và dần dần, mỗi người sẽ trở thành “cây kim” nhỏ bé nhưng sắc bén.
Không phải hiện tại con người mới cần như vậy, từ xa xưa ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”…
Hay:
“Ai ơi giữ chí cho bền.Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
“Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên”
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công. Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký – từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Bên cạnh có, vẫn có những người không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Họ chỉ biết sống một cách thụ động, thiếu đi quyết tâm cùng sự kiên trì khi làm bất cứ việc gì. Chỉ cần một chút khó khăn xảy ra, họ lại sợ hãi và không dám bước tiếp. Những người như vậy sẽ không thể có được thành công, cũng như sự tôn trọng của những người xung quanh. Chính vì vậy, bản thân mỗi học sinh cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể xứng đáng với vai trò chủ nhân của đất nước.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi người. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ này để không ngừng nhắc nhở bản thân.
Đoạn văn mẫu số 3
Mỗi câu trong kho tàng tục ngữ của dân tộc đều chứa đựng một bài học sâu sắc. Quả vậy, câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng vậy. Đó là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người.
Đầu tiên về nghĩa đen, “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã gợi ra hình ảnh về công việc của người thợ rèn. Họ đã biến những khối sắt to lớn, thơ sợ qua quá trình rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con người khi trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.
Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe đến Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Quay trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.
Chỉ khi trải qua khó khăn, chúng ta mới được rèn rũa bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn. Vậy mà đôi khi trong cuộc sống, có những người luôn sợ hãi trước những thử thách, để rồi mãi mãi dậm chân tại chỗ. Đó là những con người đáng phê phán. Cần phải hiểu được rằng, người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Không chỉ vậy, họ còn có được là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.
Như vậy, mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ trên như một phương châm trong cuộc sống. “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã đem lại một bài học giàu ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. Cũng đồng quan điểm với Bác, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một lời khuyên đúng đắn.
Trước hết, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Ông cha ta mượn hình ảnh về công việc của những người thợ rèn. Từ những khối sắt to lớn, thô sơ, nhờ có quá trình rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Qua đó nó khuyên nhủ con người nếu có lòng kiên trì, nghị lực vượt qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được thành công.
Chúng ta có thể kể đến nhiều tấm gương trong cuộc sống ở thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Còn ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Hay Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, có không ít người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại. Khi gặp phải thử thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ để rồi cuối cùng rơi vào thất bại kéo dài. Như vậy, có thể khẳng định “Không có gì việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”. Nếu chúng ta bền bỉ cố gắng vì mục tiêu của bản thân, thì thành công sẽ chờ ở phía cuối con đường. Đây là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.
Đối với những học sinh – chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn. Mỗi học sinh cần xác định cho mình mục tiêu học tập và ước mơ tốt đẹp để kiên trì nỗ lực.
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã để lại một bài học ý nghĩa. Mỗi người hãy rèn luyện bản thân để trở thành một “viên ngọc sáng” trong cuộc đời này.
Đoạn văn mẫu số 5
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp của con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời nhắc nhở con cháu vô cùng quý giá.
Trước hết, xét về nghĩa đen câu tục ngữ nhắc đến một hành động có trong thực tế. Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn nếu xét theo nghĩa bóng, ông cha đã mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công.
Trong lao động sản xuất, người nông dân Việt Nam luôn được biết đến với đức tính chịu thương chịu khó:
“Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Hay:
“Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng trông ngày trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Để tạo ra những thành quả lao động quý giá là bát cơm dẻo thơm, người nông dân đã phải mệt nhọc, cần cù và kiên trì từng ngày trên cánh đồng. Họ không ngại nắng mưa vất vả, mệt nhọc mà vẫn hăng say lao động.
Hay có rất nhiều tấm gương từ trong quá khứ đến hiện tại đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên, đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta (khi đỗ trạng nguyên vừa tròn mười hai tuổi). Dù tuổi còn nhưng lại vô cùng hiếu học. Gia đình khó khăn, cha mất sớm, ông phải sống với mẹ tại một ngôi chùa. Nguyễn Hiền là một cậu bé có tư chất thông minh, không ham chơi mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi học hỏi. Cậu bé ngày ấy thường lân la ở các lớp học trong làng, để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là “thần đồng’’.
Mỗi học sinh hãy rèn luyện đức tính kiên trì, không ngại khó khăn gian khổ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới gặt hái được quả ngọt. Đây là một câu tục ngữ có giá trị trong cuộc sống hiện tại. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự canh tranh đòi hỏi con người cần phải nỗ lực nhiều hơn, kiên trì với mục tiêu mới có thể đạt được thành công.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng lời khuyên mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Mở bài gián tiếp giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim
Mở bài gián tiếp – Mẫu 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. Cũng đồng quan điểm với Bác, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một lời khuyên đúng đắn.
Mở bài gián tiếp – Mẫu 2
Hành trình bước đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Bởi vậy mà ông cha ta đã để lại lời khuyên vô cùng quý giá qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Mở bài gián tiếp – Mẫu 3
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Đó là lời khuyên vô cùng quý giá mà chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho mỗi con người Việt Nam. Lời răn dạy đó còn được gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Mở bài gián tiếp – Mẫu 4
Có người đã từng khẳng định rằng: “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Kiên trì là một đức tính tốt đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã nhắc nhở con cháu rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Kết bài gián tiếp giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim
Kết bài gián tiếp – Mẫu 1
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã để lại một bài học ý nghĩa. Mỗi người hãy rèn luyện bản thân để trở thành một “viên ngọc sáng” trong cuộc đời này.
Kết bài gián tiếp – Mẫu 2
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp của con người. Và câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã nhắc nhở chúng ta sống phải biết kiên trì, bền bỉ. Thành công chỉ đến với những người không ngại vượt qua những thử thách.
Kết bài gián tiếp – Mẫu 3
“Kiên trì và nhẫn nại Không chịu lùi một phân Vật chất tuy gian khổ Không nao núng tinh thần.”
(Tứ cá nguyệt liễu – Bốn tháng rồi, Hồ Chí Minh)
Lời nhắn nhủ của Bác, cũng như của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để cho gặp phải khó khăn nào, chúng ta cũng cần kiên trì bước tiếp, tin rằng sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Kết bài gián tiếp – Mẫu 4
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” – câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm và sự kiên trì trong công việc hàng ngày.
……… Mời tham khảo chi tiết tại file tải dưới đây……..
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.