84 lượt xem

Giải bài tập Hóa học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng bài tập, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Bài 1 (trang 94 SGK Hóa 8):

Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Lời giải:

Chọn đáp án: b) KClO3. c) KMnO4.

2KClO3 ->(nhiệt độ) 2KCl + 3O2

2KMnO4 ->(nhiệt độ) K2MnO4 + MnO2 + O2

Bài 2 (trang 94 SGK Hóa 8):

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Lời giải:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).

– Nguyên liệu:

PTN: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)

CN: Không khí và nước.

– Sản lượng:

PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

Xem thêm  Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8

CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

– Giá thành:

PTN: Giá thành cao.

CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

Bài 3 (trang 94 SGK Hóa 8):

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2↑

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Bài 4 (trang 94 SGK Hóa 8):

Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

Giải bài tập Hóa học 8 | Để học tốt hóa học 8

b) Phương trình phản ứng:

Giải bài tập Hóa học 8 | Để học tốt hóa học 8

Bài 5 (trang 94 SGK Hóa 8):

Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 -> (nhiệt độ) CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì từ một chất sinh ra hai chất mới.

Bài 6 (trang 94 SGK Hóa 8):

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

Xem thêm  Giải bài 1 2 3 4 5 trang 172 sgk Hóa Học 11

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = 2, 32/232 = 0,01 mol.

nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Lý thuyết trọng tâm

1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 -> (nhiệt độ) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 -> (nhiệt độ) 2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

– Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (- 196°C ) sau đó là Oxi ( – 183°C)

– Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 -> (nhiệt độ) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 -> (nhiệt độ) 2KCl + 3O2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các chất dung để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. Cả A & B

Câu 2: Tổng hệ số của chất tham gia và sản phẩm là

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

A. 2&5

B. 5&2

Xem thêm  Cách đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học

C. 2&2

D. 2&3

Câu 3: Có những cách nào điều chế oxi trong công nghiệp

A. Dùng nghiên liệu là không khí

B. Dùng nước làm nguyên liệu

C. Cách nào cũng được

D. A&B

Câu 4: Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktc

A. 4,8 l

B. 3,36 l

C. 2,24 l

D. 3,2 l

Câu 5: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2

B. 3

C. 2 hay nhiều sản phẩm

D. 1

Câu 6: Chọn nhận xét đúng

A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới

D. Cả A và C đều đúng

Câu 7: Phản ứng phân hủy là

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS+H2

C. MgCO3 → MgO + CO2

D. KMnO4 → MnO + O2 + K2O

Câu 8: Cho phản ứng 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tổng hệ số sản phẩm là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 5

Câu 9: Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên

A. 38,678 g

B. 38,868 g

C. 37,689 g

D. 38,886 g

Câu 10: Phương trình không điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

A. 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

B. 2H2O2 −to→ 2H2O + O2

C. 2KClO3 −MnO2→ 2KCl + 3O2

D. 2H2O −to→ 2H2 + O2

►File tải miễn phí:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.