78 lượt xem

Bài 1 – Trang 146 – SGK Hóa học 10

Cho phương trình hóa học :

H2SO4(đặc) + 8HI -> 4I2 + H2S + 4H2O.

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất ?

A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.

B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.

C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.

D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.

Trả lời.

Đáp án D.

Bài 2 – Trang 146 – SGK Hóa học 10

Cho các phương trình hóa học :

a) SO2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4

b) SO2 + 2H2O (rightleftharpoons) H2SO3.

c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O -> K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.

d) SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O.

e) 2SO2 + O2 (rightleftharpoons) 2SO3.

Chọn câu trả lời đúng.

– SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau :

A. a, d, e ; B. b, c ; C. d.

– SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau :

A. b, d, c, e ; B. a, c, e ; C. a, d, e.

Câu trả lời đúng : C và B

C : SO2 là chất oxi hóa trong phản ứng d.

B : SO2 là chất khử trong phản ứng hóa học : a, c, e.

Bài 3 – Trang 146 – SGK Hóa học 10

Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét :

– Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.

– Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.

a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.

Xem thêm  Các Công Thức Hóa Học Lớp 8 Cần Nhớ

b) Đối với mỗi chất, dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.

Lời giải.

a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử còn H2SO4 chỉ thể hiện thính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của ((overset{-2}{S})) chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa ((overset{+6}{S})) chỉ có thể giảm.

b) Phương trình phản ứng hóa học:

2H2S + O2 -> 2H2O + 2S.

2 H2SO4 + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O

2 H2SO4 + KBr -> Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4

Bài 4 – Trang 146 – SGK Hóa học 10

Có những chất sau : sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng.

a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.

b) Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng.

Lời giải.

a) Hai phương pháp điều chế H2S từ những chất trên.

Fe + S -> FeS (1)

FeS + H2SO4 -> FeSO4 + H2S (2)

Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 (3)

H2 + S -> H2S (4)

b) Vai trò của S trong phản ứng (1), (4) : S là chất oxi hóa.

Bài 5 – Trang 147 – SGK Hóa học 10

Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt chất khí đựng trong mỗi bình.

Lời giải.

Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2.

Xem thêm  Bài tập 1,2,3, 4,5,6 trang 76 Hóa học 9: Tính chất của phi kim

2H2S + 3O2 -> 2H2O + 2SO2.

Bài 6 – Trang 147 – SGK Hóa học 10

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây ?

a) Quỳ tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Natri oxit.

d) Bari hiđroxit.

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.

Bài làm.

Lấy mỗi dung dịch axit một ít rồi cho vào ống nghiệm. Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 vào các ống nghiệm chứa các axit đó. Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4.

Lấy dung dịch HCl còn lại cho vào các kết tủa. Kết tủa tan được và có khí bay ra là BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3, không tan là BaSO4 suy ngược lên ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Ba(OH)2 + H2SO3 -> BaSO3 + H2O.

Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + H2O.

BaSO3 + 2HCl -> BaCl2 + SO2 + H2O.

Bài 7 – Trang 147 – SGK Hóa học 10

Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không ?

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2.

b) Khí oxi O2 và khí Cl2.

c) Khí hiđro iotua HI và khí Cl2.

Giải thích bằng phương trình hóa học của các phản ứng.

Lời giải.

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.

Xem thêm  Giải Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học

2H2S + SO2 -> 3S + 2H2O.

b) Khí oxi O2 và khí Cl2 có thể tồn tại trong một bình chứa vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2.

c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong cùng một bình chứa vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh.

Cl2 + 2HI -> 2HCl + I2.

Bài 8 – Trang 147 – SGK Hóa học 10

Nung nóng 3,72 gam hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải.

Theo đề bài ta có bột S dư nên Fe, Zn tác dụng hết với S.

a)Phương trình hóa học của phản ứng.

Zn + S -> ZnS Fe + S -> FeS

x mol x mol y mol y mol

ZnSO4 + H2SO4 -> ZnSO4 + H2S

x mol x mol

FeSO4 + H2SO4 -> FeSO4 + H2S

x mol y mol

Ta có hệ phương trình :

(left{begin{matrix} 65x+56y=3,72 & x+y=frac{1,344}{22,4}=0,6& end{matrix}right.)

Giải hệ phương trình => x = 0,04 (mol), y = 0,02 (mol).

Vậy mZn = 0,04.65 = 2,6g

mFe = 0,02.56 = 1,12g.

Giaibaitap.me

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.