Luyện tập vận dụng 1 trang 18 SGK Toán 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp, có 15 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là bao nhiêu?
Trả lời:
Số lần xuất hiện mặt S là:
25 – 15 =10 ( lần)
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S chấm là:
10 : 25= (frac{2}{5})
Luyện tập vận dụng 2 trang 19 SGK Toán 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng và 1 quả bóng tím; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Minh lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Minh lấy bóng 20 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu vàng thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng là:
5 : 20 = (frac{1}{4})
BÀI TẬP:
Bài 1 trang 19 SGK Toán lớp 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Tung một đồng xu 20 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:
Tính xác suất thực nghiệm:
a) Xuất hiện mặt N; b) Xuất hiện mặt S;
Trả lời:
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu 20 lần là
Số lần xuất hiện mặt N: 20
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu 20 lần là
Số lần xuất hiện mặt S: 20
Bài 2 trang 19 SGK Toán lớp 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Trả lời các câu hỏi sau:
a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?
b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?
c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?
Trả lời:
a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng: (frac{13}{22})
b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: (frac{11}{25})
c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì 30−14=16 lần xuất hiện mặt S. Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng:
(frac{16}{30})= (frac{8}{15})
Bài 3 trang 20 SGK Toán lớp 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3,…, 10; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.
Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 25 lần rút thẻ liên tiếp, hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:
Trả lời:
a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1 là:
(Số lần xuất hiện số 1): 25
b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 5 là:
(Số lần xuất hiện số 5): 25
c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 10 là:
(Số lần xuất hiện số 10): 25
Bài 4 trang 20 SGK Toán lớp 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp, bạn Cường có kết quả như sau:
a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt 1 chấm và số lần xuất hiện mặt 6 chấm sau 10 lần gieo. Xác suất thực nghiệm xuất hiện
b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm.
c) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm.
Trả lời:
a) Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: 3 lần
Số lần xuất hiện mặt 6 chấm: 1 lần
b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là: (frac{3}{10})
c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là: (frac{1}{10})
Bài 5 trang 20 SGK Toán lớp 6 tập 2 – Cánh Diều
Câu hỏi:
a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?
b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng bao nhiêu?
Trả lời:
a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng: (frac{5}{11})
b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng: (frac{3}{14})
Giaibaitap.me
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- CAGR là gì? Ý nghĩa và cách tính
- “Xử đẹp” bảng chữ cái Hiragana tiếng Nhật từ A-Z trong vài giờ
- Ý nghĩa của hình xăm trên cơ thể nghệ sĩ Binz: Những chi tiết đặc sắc
- Bài văn mẫu lớp 6: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 7) Bài lập làm văn số 3 lớp 6
- Avatar Minecraft 3D Đẹp ❤️️ 50+ Ảnh Đại Diện, Skin Nhân Vật Nam Nữ